Bà mẹ một con ở New York ở đã phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn dạ dày khi mới 34 tuổi. Từ đó, cuộc sống của cô đã có rất nhiều thay đổi.

Với các bệnh nhân ung thư dạ dày, nếu kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân có đột biến (thay đổi bất thường) trong gen CDH1, nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày trước khi nó phát triển thành ung thư.

Và Jessica Solf, 36 tuổi, đến từ New York mặc dù biết trước những thông tin trên nhưng vẫn không khỏi kinh hãi khi nghe bác sĩ nói với mình lời khuyên “tử thần” đó. Sau khi xét nghiệm, các bác sĩ đưa ra kết luận Jessica bị ung thư nhưng vì ở giai đoạn đầu nên có thể chữa trị được bằng phương pháp cắt bỏ dạ dày.

{keywords}

Jessica - bà mẹ một con phải cắt bỏ dạ dày ở tuổi 34

Vào tháng 9 năm 2016, Jessica được chuẩn đoán dương tính với gen đột biến CDH1. Các bác sĩ cho biết trong tương lai cô có nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao lên đến 79%. Hai ngày sau đó, họ tiếp tục phát hiện các tế bào ác tính đang phát triển trong niêm mạc dạ dày của Jessica. Trong lúc này cách duy nhất để ngăn chặn ung thư lây lan khắp cơ thể là cắt bỏ toàn bộ dạ dày.

“Nó thật kỳ quái và đáng sợ. Cuộc sống của tôi như đã kết thúc. Tôi nghĩ tôi sẽ không thể tận hưởng cuộc sống, thức ăn, hoạt động với gia đình hay bất cứ thứ gì được nữa nhưng một bác sĩ đã nói rằng tôi có thể sống mà không có dạ dày”, Jessica chia sẻ.

Vào tháng 10 năm 2016, Jessica đã trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài hàng tiếng đồng hồ tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering. Trong lần phẫu thuật này ngoài cắt bỏ dạ dày Jessica còn được các bác sĩ nối trực tiếp thực quản với ruột non, hoạt động như một dạ dày thay thế. Bắt đầu từ đây, bà mẹ 36 tuổi buộc phải thích nghi với một cuộc sống hoàn toàn khác.

{keywords}

Jessica sau cuộc phẫu thuật

“Những tháng đầu tiên đó là địa ngục. Tôi phải ăn uống bằng một cái ống hút rất nhỏ với thức ăn được nghiền nhuyễn", Jessica cho biết. 10 tháng tiếp theo, cô vẫn phải ăn các loại thức ăn đã được nghiền, cắt nhỏ đồng thời thực đơn cũng bị hạn chế nhiều. Bữa ăn của Jessica luôn được chuẩn bị cẩn thận bởi vì nếu như nạp quá nhiều carbs và protein quá mức cho phép sẽ gặp tình trạng sốc đường.

Thời gian đầu của Jessica trôi qua rất khó khăn, dù ăn uống, sinh hoạt cẩn thận nhưng cô vẫn phải nhập viện 4 lần vì đường nối giữa thực quản và ruột non gặp vấn đề. Vào tháng 7 năm 2017, Jessica tiếp tục trải qua cuộc phẫu thuật thứ hai để chỉnh lại ống nối trong bụng và loại bỏ các mô sẹo. 

{keywords}

Cô không ngần ngại khoe vùng bụng với nhiều vết sẹo lên trang cá nhân

Sau cuộc phẫu thuật này, cô đã có thể ăn nhiều loại đồ ăn như đồ cay, nóng, sữa,... như người bình thường nhưng các bữa ăn vẫn phải chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Vì không còn dạ dày nên Jessica rất nhanh no, lượng thức ăn mỗi lần nạp vào được rất ít. Cô còn phải bổ sung vitamin B12 thường xuyên để có hệ tiêu hóa ổn định.

Hiện tại, Jessica vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, chia sẻ về việc bản thân vẫn sống tốt khi không có dạ dày cô nói: "Khi nghe chuẩn đoán của bác sĩ tôi đã rất sốc. Tôi đã nghe về việc cắt bỏ một phần dạ dày nhưng cắt bỏ hoàn toàn vẫn là lần đầu tiên. May mắn thay tôi vẫn sống tốt và có một gia đình hạnh phúc".

Bệnh ung thư dạ dày mà Jessica mắc phải là gì?

Ung thư dạ dày khuếch tán di truyền (HDGC) là một hội chứng ung thư di truyền hiếm gặp, làm cho người bị bệnh có nguy cơ phát triển ung thư dạ dày lan tỏa khi tuổi còn trẻ. Bệnh xảy ra bởi đột biến về gen CDH1. Gen này khiến một loại protein giúp các tế bào lân cận dính vào nhau thành các tế bào ung thư hình thành bên dưới lớp niêm mạc dạ dày theo các cụm nhỏ, không có khối u rõ ràng, rất khó trong việc nội soi và chẩn đoán.

{keywords}

Do đó, phần lớn các trường hợp ung thư dạ dày khuếch tán đều được phát hiện ở giai đoạn cuối. Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, sụt cân và khó nuốt; đều là những dấu hiệu không rõ rệt.

Cách duy nhất để ngăn chặn HDGC phát triển thành ung thư là cắt bỏ dạ dày, kết nối thực quản với ruột non bằng một ống nối tạo thành một hệ thống tiêu hóa thay thế. Nếu ung thư đã lan sang các cơ quan khác, người bệnh cũng có thể trải qua hóa trị hoặc xạ trị.

An An (Dịch từ Dailymail)

Doanh nhân trẻ mắc ung thư: Thức khuya con đường ngắn nhất tới nghĩa địa

Doanh nhân trẻ mắc ung thư: Thức khuya con đường ngắn nhất tới nghĩa địa

"Mọi người nhất định phải chú ý đến sức khỏe, đừng bao giờ thức quá khuya, hãy từ bỏ rượu, thuốc lá và ở nhà ăn cơm cùng mọi người trong gia đình” - Lưu Lăng Phong chia sẻ.

Diễn viên Mai Phương hồi phục không ngờ sau ung thư phổi di căn xương

Diễn viên Mai Phương hồi phục không ngờ sau ung thư phổi di căn xương

Sau thời gian điều trị ung thư phổi, diễn viên Mai Phương có sự hồi phục không ngờ.

Cắn móng tay, nữ sinh 20 tuổi mắc ung thư da hiếm gặp

Cắn móng tay, nữ sinh 20 tuổi mắc ung thư da hiếm gặp

Chỉ vì tật cắn móng tay, nữ sinh viên 20 tuổi đã phải cắt bỏ ngón tay cái do mắc phải một dạng ung thư da hiếm gặp.