Tỉnh Hà Giang là nơi định cư của 22 dân tộc thiểu số. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, nên cuộc sống người dân còn vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ cuộc sống của đồng bào Mông đã đổi thay và ngày càng đổi mới.

W-minhhoa-1.png

Nằm ở trung tâm huyện Đồng Văn, xã Sà Phìn có nhiều lợi thế hơn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khi nơi đây sở hữu nhiều thắng cảnh và nổi tiếng với di tích nhà Vương. Tuy nhiên đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt khiến đồng bào Mông không thể canh tác nông nghiệp, nuôi gia súc hiệu quả. Nhiều người Mông từ Sà Phìn buộc phải ly hương, lao động “chui” để kiếm kế sinh nhai cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, nguồn thu từ những công việc trái phép này thường không cao. Họ phải đối mặt với đầy rẫy những nguy cơ rủi ro, như: môi trường làm việc nguy hiểm, tiền công bị cắt xén, lừa đảo v.v…

Cách trung tâm huyện Vị Xuyên 17km, Cao Bồ có diện tích trồng trọt cây lương thực xếp vào diện khiêm tốn trong cả nước. Bởi vậy, bảo đảm an ninh lương thực ở Cao Bồ từ lâu luôn là một nhiệm vụ mang tính sống còn chứ chưa bàn đến chuyện làm giàu từ miền đất hoang vu này. Khí hậu khắc nghiệt của vùng cao khiến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Cao Bồ thêm phần vất vả.

Thời gian qua, nhằm hỗ trợ người dân ổn định nơi sinh sống và an cư lập nghiệp, cán bộ huyện Vị Xuyên nói chung và xã Cao Bồ nói riêng còn trực tiếp sâu sát, bám đất, bám dân để kịp thời nắm tình hình, đưa ra những giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Nhờ đó, những mô hình mới và đang phát huy hiệu quả như du lịch xanh, nông nghiệp sinh thái, phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù, đời sống của đồng bào người Mông ở Sà Phìn đang có những biến chuyển đặc biệt.

Trước đây, người dân Cao Bồ chưa tận dụng được sự ưu đãi của thiên nhiên nên quanh năm suốt tháng trồng lúa, hoa màu nhưng vẫn không đủ ăn. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, nhiều gia đình đã thay đổi tư duy nông nghiệp, tìm ra cây chủ lực để trồng. Đó chính là cây chè, thảo quả và dược liệu, nhưng quan trọng nhất vẫn là chè. Nhờ giống cây “trời ban” ấy, đời sống của người Dao Cao Bồ trong một vài năm trở lại đây đã khấm khá hơn. 

Xuất phát từ hoạt động làm ăn tự phát, manh mún của một số hộ dân nhằm phục vụ nhu cầu từ khách du lịch, Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Tổng hợp Lanh Trắng (HTX) đã được thành lập nhờ sự quan tâm của chính quyền huyện Đồng Văn, hội phụ nữ huyện Đồng Văn cùng các cá nhân tiêu biểu như chị Sùng Thị Si (hiện là giám đốc HTX), chị Sùng Thị Ly v.v… Kể từ khi đi vào hoạt động vào năm 2017 cho đến nay HTX đã tạo công ăn việc làm chính thức cho 95 phụ nữ trên toàn Huyện Đồng Văn với thu nhập ổn định từ 5 đến 6 triệu đồng và mở ra nhiều cơ hội cộng tác, hợp tác cho hàng trăm lao động trên toàn tỉnh.

Thùy Chi và nhóm PV, BTV