Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un có mặt trong cùng một căn phòng. Cuộc gặp cấp cao giữa họ là điều mà cả thế giới ít ngày trước đó nghĩ sẽ chẳng thể diễn ra.
Hình ảnh Nga tập trận chống hạm rầm rộ ở Crưm
Ông Trump 'than' cô đơn trong Nhà Trắng
Tòa Mỹ đòi Triều Tiên bồi thường 501 triệu đô
Lãnh đạo hai nước Mỹ - Triều đã dấn sâu vào một cuộc khẩu chiến gay gắt suốt nhiều tuần liền, có thời điểm họ thậm chí tiến sát tới bờ vực chiến tranh.
Ảnh: AAP |
Cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore hồi tháng 6 đã khiến cả thế giới quan tâm và nó trở thành một sự kiện mang tính lịch sử, khi lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm trực tiếp gặp một nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Cuộc gặp được coi là một trong những sự kiện lớn nhất của năm 2018, vì chỉ ít tháng trước đó, ông Trump và Kim Jong Un vẫn dành cho nhau những lời lẽ chua cay khiến cho căng thẳng leo thang chóng mặt.
Một loạt vụ thử tên lửa và hạt nhân đã thách thức sự kiên nhẫn của Tổng thống Mỹ. Ông gọi Kim Jong Un là "người tên lửa nhỏ bé" và cảnh báo Chủ tịch Triều Tiên sẽ đối mặt với "lửa và cơn thịnh nộ". Phía Kim Jong Un tuyên bố đáp trả thích đáng nếu bị Mỹ tấn công.
Vào tháng 4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In gặp gỡ Chủ tịch Kim, dọn đường cho các cuộc đàm phán hòa bình song phương và cuộc gặp Mỹ - Triều ở đảo Sentosa của Singapore.
Cuộc gặp ngày 12/6 được đánh giá mang lại cho Kim Jong Un nhiều lợi thế còn ông Trump dường như chỉ ghi được một chiến thắng nhỏ nhoi.
"Cuộc gặp đã thực sự chuyển động theo hướng phi hạt nhân hóa", nhà báo Mark Burrows của trang tin Australia 9News nhận định. "Nhưng nhiều người cảm thấy ông Kim là người chiến thắng thực sự trong toàn bộ sự kiện này".
Theo Burrows, trong khi ông Trump chủ yếu ở yên trong khách sạn và Sentosa thì lãnh đạo Triều Tiên đã có một khoảng thời gian tuyệt vời khi xuất hiện ở bên ngoài và dạo quanh thành phố vào đêm trước hội nghị. Và khi ông Trump rời Singapore cùng lời cam kết mơ hồ về giải giáp hạt nhân, thế giới vẫn chưa thấy bằng chứng cụ thể Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.
Để xoa dịu căng thẳng, Tổng thống Mỹ thậm chí còn đưa ra quyết định bất ngờ khi tạm dừng các cuộc tập trận với đồng minh Hàn Quốc.
Tại hội nghị ở Singapore, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý mục tiêu "giải giáp hạt nhân hoàn toàn" bán đảo Triều Tiên nhưng lại không nêu cụ thể khi nào và bằng cách nào thực hiện việc này.
Nhưng trong nhiều thập niên qua, Bình Nhưỡng đã thúc đẩy một khái niệm phi hạt nhân hóa không giống như định nghĩa của Washington. Chính quyền Kim Jong Un tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển hạt nhân cho đến khi nào Mỹ rút quân và dỡ chiếc ô hạt nhân bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Dẫu vậy, theo nhà báo Burrows, phải thừa nhận cuộc gặp Trump – Kim ở Singapore đã khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên giảm bớt, đưa Mỹ - Triều rời khỏi bờ vực chiến tranh.
Thanh Hảo
Những thay đổi ngoạn mục của Kim Jong Un trong năm 2018
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có một năm 2018 với nhiều thay đổi ngoạn mục nhằm bình thường hóa quan hệ của Triều Tiên với thế giới bên ngoài.
Ông Trump 'nhắn nhủ' Kim Jong Un
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Kim Jong Un biết rằng ông quý mến và sẽ thực hiện mong muốn của nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên.
Những nước cờ ngoạn mục thay đổi Triều Tiên của Kim Jong Un
Ông Kim Jong Un lên nắm quyền ở Triều Tiên cuối năm 2011 sau khi cha ông qua đời. Khi đó, ông còn rất trẻ, đang ở độ tuổi 20 và có rất ít kinh nghiệm lãnh đạo.
'Kim Jong Un vẫn mở rộng hoạt động hạt nhân'
Tổ chức giám sát nguyên tử Liên Hợp Quốc cho rằng rất ít bước tiến đạt được hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên kể từ hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim hồi tháng 6.
Ông Trump 'nới' điều kiện gặp Kim Jong Un
Washington bất ngờ tuyên bố sẽ không đòi hỏi Bình Nhưỡng đáp ứng một yêu cầu tiên quyết trước hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Trump và ông Kim Jong Un.