Trong khi các rạp nhà nước xơ xác, ế ẩm thì các rạp do tư nhân đầu tư lại đang thu tiền tấn.

Cuộc đua phim tết không chỉ gói gọn vào nhà sản xuất, ê kíp diễn viên, thương hiệu đạo diễn mà còn là cuộc đua đến hồi gay cấn giữa các rạp chiếu. Thị trường kinh doanh rạp chiếu phim nhanh chóng trở thành miếng bánh hảo hạng bởi tính tiềm năng, lợi nhuận tốt lại đang nằm trong tay các ông lớn tập đoàn nước ngoài.

Cuộc chơi chỉ trở nên hấp dẫn hơn, khi mà hiện nay đã xuất hiện nhiều đại gia trong nước sẵn lòng tiến hành rót vốn, đổ công đầu tư rạp chiếu phim triệu đô, hăm hở đề xuất chuyển đổi nhiều cụm rạp xuống cấp thuộc sở hữu nhà nước để hô biến thành rạp phim sang trọng.

Vì sao họ chọn lựa phân khúc này để đổ cả trăm tỷ nhập cuộc? Phía sau khoản chia tốt khi một bộ phim được công chiếu còn ẩn chứa nhiều chuyện hậu trường thú vị để thu hút khán giả. Vì sao những suất chiếu "không người lạ" đang hoàh hành phòng vé? Hiện nay, miếng bánh quyền lực để phim ra rạp đang nằm trong tay ai?

Rạp nhà nước thành quán cà phê


Có thể nói, sự phát triển vượt bậc về chất lượng đời sống kéo theo lối sống hiện đại của giới trẻ đang trở thành đối tượng phục vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh rạp chiếu phim. Mùa phim Tết vì thế luôn thu hút đông đảo dư luận. Khán giả cũng theo dõi kĩ càng truyền thông, đón xem phim bom tấn và sẳn sàng thu xếp lịch hòng có được chỗ tốt trong các phim mà mình chấm phải đi xem. Không khí thưởng thức phim Tết thay đổi, kéo theo lợi nhuận của ngành kinh doanh này đang trở thành miếng bánh hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế lẫn trong nước.

Các rạp hát với chủ sở hữu nhà nước từng vang bóng một thời nay đang rơi vào cảnh hoang tàn, ế ẩm hoặc chuyển đổi công năng. Cụ thể như Rạp Cầu Bông (đường Đinh Tiên Hoàng, Q1) là tụ điểm kinh doanh bi a, cà phê. Rạp chiếu phim Hùng Vương (Lê Hồng Phong, Q10) hiện là hãng phim Trẻ đóng đô nhếch nhác và xuống cấp, tối đến vây quanh là quán nhậu, rác vương vãi mồi nhậu lấp đầy khoản sân phía trước. 

Không chỉ có thế, nhiều rạp chiếu khác còn rơi vào cảnh bơ vơ, sử dụng sai tính năng vốn có khiến nhiều thế hệ khán giả tiếc nuối. Như Rạp Thanh Vân (đường Cách mạng Tháng 8, Q3) là nơi hội quân của Nhà hát Giao hưởng vũ kịch TPHCM. Rạp Lệ Thanh (Trần Hưng Đạo, Q1) làm nơi tập luyện biểu diễn.

{keywords}

Rạp Hùng Vương TP.HCM xuống cấp nghiêm trọng

Rạp tư nhân mọc lên như nấm

Trong khi rạp Nhà nước bơ vơ, xác xơ thì thì thị phần minh doanh rạp chiếu phim sang trọng, đẳng cấp thu hút lượng lớn khán giả trẻ lại đang rất sôi động với sự góp mặt của nhiều thương hiệu quốc tế. Nhiều nhà đầu tư Việt vì thế đang chú ý đầu tư vào các rạp chiếu vang bóng một thời để đáp ứng nhu cầu thưởng thức phim ảnh đang ngày một đa dạng, phát triển nhanh như hiện nay.

Theo thông tin trên các trang web giới thiệu những điểm vui chơi dành cho khán giả, TP.HCM hiện có 42 cụm rạp chiếu phim. Trong đó, hùng hậu nhất vẫn là hệ thống rạp chiếu CGV (trước đây là Megastar) với 10 cụm rạp nằm trong các trung tâm thương mại sầm uất nhất thành phố. Có mặt bằng đẹp, vị trí thuận lợi lại là ông lớn tiên phong trong công nghệ, CGV dễ dàng có khách hàng, bất kể cụm rạp của thương hiệu này có giá vé vào xem phim thưộc loại đắt nhất hiện nay tại VN.

BHD, Galaxy, Cinebox và Lotte Cinema mỗi đơn vị có vài cụm rạp, nhưng không nhiều, dao động từ 2-7 rạp (dành cho mỗi đơn vị), số còn lại là các cụm/rạp mang thương hiệu mới toanh nhưng cũng hứa hẹn sẽ lớn mạnh như Mega GS, Cinestar… và cả những phòng chiếu nhỏ mang tính tự phát với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ như ST Media, F.. hay CĐHP Cinema.

Theo tiết lộ của một nhà đầu tư cụm rạp vừa khai trương thì hiện nay ở Việt Nam, mức đầu tư cho một phòng chiếu chất lượng theo chuẩn quốc tế có giá vào khoảng 500.000 USD (khoảng 11 tỉ đồng). Trong đó, âm thanh nhất định phải từ Dolby 7.1. Bên cạnh dàn loa surround ở các mặt bên thì một phòng chiếu hiện đại, trang bị loa trần giúp khán giả cảm nhận trung thực diễn tiến, bối cảnh phim đang trình chiếu. Hệ thống máy chiếu hiện đại đến từ Mỹ, Canada của các "ông lớn" C, I.. Đó là chưa kể các thiết bị hỗ trợ đi kèm như ghế nệm nhập khẩu có độ đàn hồi, thảm trải sàn chất lượng cũng như hệ thống đèn dẫn, chất liệu cách âm đặc trưng... Tất cả nhằm mục đích tạo sự thoải mái nhất cho khách hàng khi quyết định chọn rạp để thưởng thức nghệ thuật, góp công lớn vào việc thu hút khán giả đến rạp.

Tại TPHCM, thị trường lớn nhất nước hiện nay, thì một cụm rạp thường có trung bình 5 phòng chiếu. Nếu mở cửa liên tục, bắt đầu từ 9h sáng mỗi ngày, thì mỗi phòng chiếu có tổ chức cả chục suất chiếu ngày. Theo tính toán của các nhà đầu tư, khoản lợi nhuận thu về cho các suất chiếu cuối tuần luôn cao hơn so với đầu tuần. Mùa cao điểm, những đơn vị sở hữu cụm rạp đặc sắc như C. M, thu hút hàng ngàn lượt người xem/ngày khiến các nhà đầu tư đang quyết tâm hơn để đầu tư phục vụ khán giả Việt.

{keywords}

Khán giả xếp hàng chờ mua vé tại một cụm rạp do nước ngoài đầu tư.

Bài sau: Rạp chiếu 'đánh nhau' giành khán giả dịp Tết

Đinh Quý Anh