Iqbal Masih sinh năm 1983 trong một gia đình nghèo ở Lahore, Pakistan, nơi mà hầu hết những người dân bình thường đều sống trong đói khổ.

Các gia đình nghèo và tuyệt vọng đến nỗi phải đưa con cái vào các nhà máy. Ở đó, những đứa trẻ sẽ phải lao động nặng nhọc cho đến khi cha mẹ chúng có đủ tiền để quay lại chuộc con.

{keywords}

Iqbal và những cậu bé được tự do khác.

Bị ép làm việc năm 4 tuổi

Iqbal cũng trải qua cuộc đời tương tự. Năm 4 tuổi, cha mẹ đưa cậu cho một chủ nhà máy sản xuất thảm để vay 600 rupee (12 USD). Iqbal buộc phải làm việc cho đến khi bố mẹ cậu quay lại với số tiền vay cả gốc lẫn lãi.

Không chỉ Iqbal mà hàng ngàn trẻ em cũng phải chịu chung số phận. Chúng bị nhốt trong xiềng xích và buộc phải làm việc hơn 12 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Cha mẹ của Iqbal càng lâu trả tiền thì số lãi phải trả càng lớn. 

Cậu bé đã làm việc trong 5 năm cho đến khi bố mẹ cậu gom góp được 12 USD để trả nhưng khi đó khoản nợ đã lên đến 200 USD. Vào những năm 1980 ở Pakistan, 200 USD là cả một gia tài. Iqbal bị mắc kẹt trong nhà máy giống như số phận của nhiều đứa trẻ khác, những người phải làm việc suốt thời thơ ấu.

Điều kiện sống và làm việc trong những nhà máy này rất khắc khổ. Những đứa trẻ hầu như không có đủ thức ăn hay nước uống và nếu một đứa trẻ bị ốm hoặc không thể làm việc, chúng sẽ bị đánh đập dã man. Iqbal còn nói rằng nếu một đứa trẻ không muốn làm việc, chúng sẽ bị nhốt trong một chiếc tủ nhỏ cả ngày.

Iqbal, cũng như những đứa trẻ khác, vẫn phải tiếp tục làm việc ngay cả khi Chính phủ Pakistan coi lao động trẻ em là bất hợp pháp từ năm 1986. Tình trạng tham nhũng ở Pakistan ở mức cao nhất mọi thời đại và không ai có thể làm gì để giúp những đứa trẻ này. Không nhiều người quan tâm đến lũ trẻ.

Cuộc tẩu thoát vĩ đại

{keywords}
Iqbal trong một chuyến thăm trường học ở Mỹ.

Năm 10 tuổi, Iqbal cảm thấy chán ngán với cuộc sống hiện tại - cậu bị đánh đập hàng ngày và phải làm việc đến kiệt sức. Iqbal bắt đầu lên kế hoạch vượt ngục, không chỉ cho bản thân mà cho những đứa trẻ khác trong nhà máy. Cậu biết rằng nếu cuộc tẩu thoát không thành công thì tính mạng của cậu sẽ gặp nguy hiểm.

Một lần, Iqbal và một vài đứa trẻ khác tìm cách trốn đến đồn cảnh sát gần đó nhưng thay vì giúp đỡ bọn trẻ, họ đưa chúng trở lại nhà máy để nhận tiền thưởng từ người chủ. Bọn trẻ sau đó bị đánh đập và bỏ đói. Với chúng, cuộc sống là địa ngục trần gian mà không có lối thoát.

Năm 11 tuổi, Iqbal bắt đầu nghĩ ra một cách khác để thoát khỏi cuộc sống nghiệt ngã đó. Lần này, thay vì đến đồn cảnh sát, cậu chạy đến một tổ chức phi chính phủ địa phương đang đấu tranh chống lại việc nô lệ hóa trẻ em và lao động trẻ em có tên là Mặt trận Giải phóng Lao động Ngoại giao (BLLF). Tổ chức phi chính phủ này có tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết để giải phóng cho trẻ em đang làm việc trong các nhà máy. Nếu không có nỗ lực và sự hy sinh của Iqbal, những đứa trẻ đó sẽ không bao giờ được giải thoát.

Mục đích sống

Kể từ khi được tự do, Iqbal chỉ có một mong muốn - đó là giải thoát cho tất cả những đứa trẻ khác có hoàn cảnh giống như mình. Với sự giúp đỡ của BLLF, cậu bé đã đưa câu chuyện của mình ra thế giới, thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc. Iqbal bắt đầu làm việc với nhiều tổ chức phi chính phủ khác nhau trên thế giới.

Cậu trở nên nổi tiếng đến mức được mời tham gia các cuộc đàm phán tại Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác vào năm 1994. Câu chuyện và thành tích của Iqbal đã giúp cậu giành được giải thưởng Reebok về nhân quyền (trị giá 50.000 USD) trong cùng năm đó. Iqbal muốn kể câu chuyện cuộc đời mình cho cả thế giới biết để không một đứa trẻ nào khác phải chịu đựng những gì mình đã trải qua.

Bị sát hại ở tuổi 12

{keywords}
Báo chí đưa tin về cái chết đau buồn của Iqbal.

Iqbal ngày càng thu hút sự chú ý hơn khi ngày càng nhiều nhà máy ở Pakistan bị đóng cửa để chấm dứt tình trạng lao động trẻ em và nô lệ. Điều này khiến cậu trở thành mục tiêu của tất cả các chủ nhà máy ở Pakistan vì hầu hết họ đều sử dụng lao động trẻ em. Vào ngày 16/4/1995, Iqbal trở về Pakistan để gặp gia đình. Và cũng ngay ngày hôm đó, cậu bị bắn vào đầu khi đang ở Muridke, Pakistan.

Kẻ sát hại Iqbal là Mohammed Ashraf, chủ một nhà máy ở Pakistan đã mất phần lớn lao động do chiến dịch của Iqbal. Trong suốt 1 năm từ khi được tự do, Iqbal đã cứu được hơn 3.000 trẻ em có hoàn cảnh giống như mình.

Vào năm 2006, tác giả Andrew Crofts đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “The Little Hero: One Boy’s Fight for Freedom - Iqbal Masih’s Story”, trong đó miêu tả rất chi tiết về cuộc sống của một nô lệ trẻ em.

Lòng dũng cảm mà Iqbal thể hiện trong suốt thời thơ ấu của mình đã truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới.

Kể từ khi anh hùng nhí này qua đời, cuộc chiến chống lao động trẻ em vẫn đang diễn ra, không chỉ trong phạm vi Pakistan mà trên toàn thế giới. Năm 2014, nhà hoạt động vì quyền của trẻ em Kailash Satyarth đã dành tặng giải thưởng Nobel của mình cho Iqbal vì tất cả những gì cậu đã làm trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.

Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, vào năm 2020, vẫn có 152 triệu trẻ em bị buộc phải lao động nặng nhọc và nguy hiểm khi làm việc trong các nhà máy.

Đăng Dương (Theo HOY)

Bí mật trên chuyến xe đưa 5 đứa trẻ rời nhà lúc nửa đêm

Bí mật trên chuyến xe đưa 5 đứa trẻ rời nhà lúc nửa đêm

Không nhìn thấy tương lai ở sau trang sách, 5 đứa trẻ vùng biên Nghệ An lên 1 chiếc xe bán tải rời bản, ‘đi làm công ty’. Chúng không biết rằng, mình là những lao động bất hợp pháp…