Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank (EIB) vừa có Nghị quyết về việc chấm dứt trước thời hạn thỏa thuận liên minh với cổ đông Nhật Bản SMBC theo đề nghị của SMBC tại văn bản ngày 5/1/2022.
Như vậy, tin đồn SMBC thoái vốn khỏi Eximbank đã thành hiện thực. SMBC là cổ đông lớn nhất tại Eximbank với tỷ lệ nắm giữ lên tới 15% cổ phần ngân hàng này. Cổ đông Nhật đầu tư vào Eximbank với kỳ vọng rất lớn vào ngân hàng này.
Cùng với sự rút lui của SMBC, nhiều khả năng cán cân quyền lực tại Eximbank sẽ thay đổi. Cuộc chiến kéo dài gần một thập kỷ tại Eximbank có thể sắp chấm dứt.
Gần đây, cổ phiếu Eximbank tăng mạnh kỳ vọng thay đổi ở thượng tầng và có thể hưởng lợi từ chính sách của Ngân hàng Nhà nước. EIB có những chuỗi tăng trần nhiều phiên liên tiếp và đã tăng khoảng gấp hơn gấp rưỡi trong vòng hơn 3 tháng, lên mức đỉnh cao lịch sử.
Những thay đổi tại thượng tầng Eximbank có thể giúp ngân hàng này bứt phá trong thời gian tới sau nhiều năm trì trệ vì mẫu thuẫn giữa các nhóm cổ đông và liên tục hoãn các đại hội cổ đông thường niên, cũng như đại hội cổ đông bất thường.
Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông tại Eximbank kéo dài gần một thập kỷ nhưng lên cao trào vào 3 năm qua khi mà các lần ĐHĐCĐ đều không thể tổ chức do các bên không tìm được tiếng nói chung.
Tin chứng khoán ngày 9/2: Thay đổi ở thượng tầng, cuộc chia ly 15 năm gắn bó |
ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 kéo dài cho đến giờ vẫn chưa thể tổ chức thành công. Trong năm 2019, Eximbank 3 lần hoãn ĐHĐCĐ vì các lý do như không đủ số cổ đông tham dự, chưa giải quyết xong các vấn đề nội bộ… Trong 5 năm qua, Eximbank chỉ thành công 1 lần duy nhất là ĐHĐCĐ thường niên năm 2018. Nhưng kết quả của đại hội sau đó cũng nhanh chóng biến thành mây khói.
Eximbank là một ngân hàng lạ nhất Việt Nam khi rơi vào tình trạng gần như mất lái trong một thời gian dài với ban lãnh đạo không ổn định, liên tục thay đổi chủ tịch, ghế tổng giám đốc bị bỏ trống…
Do không tổ chức ĐHĐCĐ 3 năm liền nên Eximbank chưa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, kế hoạch năm 2019, 2020 và một số nội dung khác. Giờ đây, kết quả 2019 cũng như kế hoạch 2020 và 2021 cũng chưa thể được đại hội thông qua.
Vấn đề nóng nhất vẫn là tranh chấp chiếc ghế chủ tịch ở Eximbank. Vấn đề này được cho là có thể được giải quyết nếu cán cân quyền lực tại Eximbank thay đổi. Số cổ phần 15% của SMBC được chuyển nhượng sang một bên nào đó.
Cuộc chiến quyền lực tại Eximbank kéo dài. |
Chứng khoán triển vọng sáng
Thị trường chứng khoán sôi động hơn trong phiên thứ 2 sau Tết Nguyên đán. Dòng tiền đổ mạnh vào nhiều nhóm cổ phiếu.
HSBC Việt Nam đánh giá, thị trường chứng khoán của Việt Nam là ngôi sao sáng trong khu vực với đánh giá cho rằng, dòng vốn ngoại sẽ trở lại mạnh mẽ trong năm 2022 và chỉ số VN-Index hướng tới đỉnh mới 1.850 điểm.
HSBC kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ được cải thiện nhờ hệ thống công nghệ mới của KRX sẽ đi vào hoạt động trong năm 2022. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho việc nâng hạng thị trường.
EVS Research dự báo chỉ số VN-Index có thể lên mức 1.660 điểm trong năm nay với nhóm ngân hàng sẽ bứt phá.
Mirae Asset cho rằng ngành ngân hàng có một số cơ hội trong năm 2022 như tăng trưởng tín dụng vẫn duy trì tích cực với dự báo hơn 13%. Các ngân hàng Việt đang được định giá cao trong khu vực nhờ tỷ suất sinh lời hấp dẫn.
Kết thúc phiên giao dịch 8/2, chỉ số VN-Index tăng 3,33 điểm lên 1.500,99 điểm. HNX-Index giảm 1,44 điểm xuống 417,89 điểm. Upcom-Index tăng 0,76 điểm lên 111,52 điểm. Thanh khoản đạt 25,2 nghìn tỷ đồng, trong đó HOSE có hơn 22,5 nghìn tỷ đồng.
V. Hà
Ngân hàng lạ nhất Việt Nam: Không Tổng giám đốc, Chủ tịch bay chức sau 2 giờ
Cuộc chiến quyền lực kéo dài gần một thập kỷ tại Eximbank có thể sắp chấm dứt. Sau nhiều lần trì hoãn, Eximbank lại triệu tập hai cuộc họp đại hội cổ đông mới và được kỳ vọng sẽ không đổ vỡ như nhiều lần trước.