{keywords}

Ngày 23/5, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. 

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát rất phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, một số địa bàn, cơ sở, xã, phường, khu công nghiệp… phải áp dụng biện pháp phong tỏa, cách ly, nhưng đây là cuộc bầu cử lớn nhất từ trước đến nay và tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao (99,6%).

Kết quả, có 499 người được Hội đồng bầu cử quốc gia xác nhận trúng cử đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV.

{keywords}

Cụ thể, 194 đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương giới thiệu; 301 đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở địa phương giới thiệu; 4 đại biểu tự ứng cử.

Số đại biểu hoạt động chuyên trách ở Trung ương trúng cử là 126 người; số đại biểu hoạt động chuyên trách ở địa phương trúng cử là 67 người.

Về cơ cấu, thành phần: 151 đại biểu là phụ nữ (30,26%); 89 đại biểu là người dân tộc thiểu số (17,84%); 47 đại biểu trẻ dưới 40 tuổi (9,42%); 14 đại biểu là người ngoài Đảng (2,81%); 203 đại biểu khóa XIV tái cử hoặc đã từng là đại biểu Quốc hội các khóa trước (40,68%); 296 đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội (59,32%).

{keywords}

Về trình độ chuyên môn: 392 người trên đại học, chiếm tỷ lệ 78,56% (trong đó tiến sĩ là 144 người, thạc sĩ 248 người); đại học 106 người (21,24%); dưới đại học là 1 người (0,2%). Về học hàm, có 12 người là giáo sư (2,4%) và 20 phó giáo sư (4%).

Với kết quả nêu trên cho thấy, cơ cấu thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV đã giảm đại biểu kiêm nhiệm làm việc trong các cơ quan hành pháp, tư pháp, tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách. 

{keywords}

Cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng thành công tốt đẹp, đã đảm bảo số lượng HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện, HĐND cấp xã.

Trong đó, 3.719 người trúng cử đủ tư cách đại biểu HĐND cấp tỉnh, 22.549 người trúng cử đủ tư cách đại biểu HĐND cấp huyện, 239.784 người trúng cử đủ tư cách đại biểu HĐND cấp xã.

{keywords}{keywords}
 

{keywords}

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã quyết định số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (gồm Chủ tịch Quốc hội, 4 Phó Chủ tịch Quốc hội, 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội); cơ cấu tổ chức của Chính phủ (gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ); cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ (gồm Thủ tướng Chính phủ, 4 Phó Thủ tướng Chính phủ và 22 bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ).

Quốc hội đã bầu, phê chuẩn 50 chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước. Đồng thời, phê chuẩn 4 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 

Trong đó, ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước, ông Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng Chính phủ, ông Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên thệ trước Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước theo quy định của Hiến pháp, thể hiện rõ trách nhiệm, cam kết mạnh mẽ, quyết tâm cao hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đáp ứng kỳ vọng của cử tri và nhân dân.

 

Ban Thời sự

'Đại biểu Quốc hội phải luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết'

'Đại biểu Quốc hội phải luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết'

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, bước vào nhiệm kỳ mới, mỗi ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp phải luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết và quyết tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.