Đã tới lúc phải quyết liệt gấp trăm lần cũ khi chỉ đạo triệt để tiết kiệm chi tiêu công. Hãy bớt xây dựng trụ sở khi chưa thật cần thiết, bớt đi những nhà lưu niệm trong khi dân chưa đủ no ấm...
Bộ máy phình to: VN hãy nhìn sang Singapore, Israel
'Ghế nóng' chủ tịch và chuyện phân quyền, lạm quyền
Nửa nghìn tỷ sắm xe công và con 'quan' chê vinh quang
Quan chức, xe sang và ‘biển độc’
Bệnh vô cảm, công chức cắp ô và giấc mơ ‘hóa rồng’
Phiên thảo luận ở tổ của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 13 về kinh tế xã hội hôm 22/10 đã cho thấy tình hình kinh tế của đất nước chưa sáng sủa như những kỳ vọng từ đánh giá của một số người. Những dự báo khó khăn còn ở phía trước. Điều này thể hiện qua một vài số liệu được các đại biểu Quốc hội đưa ra, liên quan đến tình hình thu, chi ngân sách năm nay.
“Một đồng xu tăng lương không có là thế nào?”
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận xét: "Tuy Chính phủ báo cáo thu ngân sách 2016 sẽ tăng cao hơn dự toán 2015 gần 60.750 tỷ đồng nhưng ngân sách năm tới vẫn rất căng thẳng. Số dự kiến tăng thu nghe thì rất vui nhưng bản chất số tuyệt đối sẽ hụt so với 2015..."
Từ các tính toán, bộ trưởng chi ra: ngân sách Nhà nước hiện còn vỏn vẹn 45.000 tỷ đồng. "45.000 tỷ này không biết phải làm gì, chưa nói đến việc phải trả nợ và nếu trả nợ xong thì gần như không có tiền để làm gì nữa..."
Cả nước hiện có gần 40.000 xe ôtô công. Ảnh minh họa: Zing.vn |
Chính vì thế mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng buộc phải nặng lời sau khi nghe những con số tăng trưởng này nọ nhưng lại không đáp ứng nổi chuyện điều chỉnh lương vào 2016. Ông trích dẫn báo cáo khi được biết ngân sách năm 2014 vẫn còn nợ 37.000 tỉ đồng chưa trả, Quốc hội hai năm liền phải chấp thuận cho tăng bội chi. Năm nay lại báo cáo hụt thu 31.000 tỉ đồng.
Bội chi tăng đang gây áp lực không nhỏ cho nợ công. Đó là một thực tế, bởi khối lượng vay đã lớn gấp đôi so với khối lượng trả được, nên việc mất cân đối 2016 cũng chưa khắc phục được.
Từ đó, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng bức xúc: “Vậy số nợ còn lại vẫn treo đó khi
nào trả? Mấy năm vừa rồi cũng lại nợ nữa. Đã thế còn vay ngắn, vay ngắn thì sang
năm sẽ phải trả. Chưa vay đã trả lấy gì mà cân đối được? Các Uỷ ban, Bộ, ngành
phải tính chứ năm nay không có đồng nào tăng lương là sao? Nói hay thế mà 1 đồng
xu tăng lương không có là thế nào?”...
Cần quyết liệt gấp trăm lần cũ
Chúng ta đã quá nhiều lần ra chỉ thị triệt để tiết kiệm trong chi ngân sách, nhưng nhiều người vẫn phải đặt câu hỏi: chúng ta có quyết tâm giảm chi thật sự chưa? Xem xét hàng loạt ví dụ, sẽ cho ta thấy câu trả lời.
Chẳng hạn, gần đây nhất là câu chuyện xây dựng tượng đài, xây dựng nhà hát,
xây dựng Văn miếu... ở một số địa phương.
Chúng ta hay kêu gọi doanh nghiệp đóng góp với mỹ từ "xã hội hoá". Nên nhớ, dù
là tiền của ai thì cũng là mồ hôi, nước mắt người dân. Thử hỏi có mấy doanh
nghiệp "chủ động xin góp" hay chẳng qua "góp vì bị trên ép"? Một đất nước có đến
trên 8.000 lễ hội được tổ chức mỗi năm, vậy có bao nhiêu lễ hội trong đó dùng
tiền ngân sách? Bao nhiêu lễ hội là "xã hội hoá"?
Chúng ta đã tiết kiệm được bao nhiêu cuộc hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết mà lẽ ra, với công nghệ thông tin như hiện nay, có gì phải tập trung gây tốn kém lãng phí.
Có biết bao đoàn đi nước ngoài thực chất là tham quan, là đáp lễ cho phải đạo,"anh mời tôi sang "họp" thì sang năm tôi mời lại anh"?
Có biết bao văn bản yêu cầu dừng mua sắm xe con, dừng xây dựng trụ sở khi còn chưa thật cần thiết, nhưng hỏi được bao lâu trong khi xe con sắm thì mỗi ngày giá mỗi nhích lên. Những câu chuyện đại loại như: "Chẳng lẽ giám đốc sở mình chỉ được trang bị xe con 1.8 (lít) mà sao sở kia lại tuỳ tiện mua xe những 2.0 (lít)?" Và thế là lại thắc mắc theo kiểu người sắm sau quyết không kém người sắm trước mình...
Theo tính toán từ Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính), cả nước hiện có gần
40.000 xe ôtô công, chưa bao gồm xe tại các đơn vị vũ trang, DNNN. Ước tính mỗi
năm,
chi phí để nuôi xe công có thể ngốn 12.800 tỷ đồng (tính ra mỗi xe công này
1 năm chi phí trung bình hết 320 triệu đồng chỉ để chi lương lái xe, sửa chữa,
khấu hao và mua xăng, dầu).
Mục tiêu tinh giản biên chế được đặt ra từ hàng chục năm nay, song số lượng cán
bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước không giảm mà vẫn tăng sau từng
năm. Đó là chuyện khó chấp nhận khi mà khoa học công nghệ thì ngày một tiến bộ
hơn rất nhiều so với cả chục năm trước.
Một
bộ máy công quyền phình ra như bây giờ sẽ không có nguồn thu nào của dân
nuôi nổi. Điều này cũng "đương nhiên" kéo theo chuyện khác, chẳng hạn việc khó
có thể tăng lương theo lộ trình.
Tôi được biết, bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể của nước bạn Lào đã nhiều năm
nay khá gọn. Nhiều lãnh đạo ở các cấp thường kiêm nhiệm. Chẳng hạn, Bí thư tỉnh
uỷ thì kiêm Tỉnh trưởng, Bộ trưởng thì có thể kiêm Phó ban hoặc Trưởng ban Đảng
(có liên quan)... Việc này gần đây chúng ta cũng đã nghiên cứu và làm thí điểm
ở một vài địa phương mà
Quảng Ninh đang cho thấy rất nhiều điều cần tham khảo để nhân rộng lên (tuy
với cấp Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh thì chưa thực hiện).
Những ví dụ như thế, chắc còn rất nhiều, kể sẽ không hết. Cứ vậy thì chi tiêu
công sẽ không bao giờ có thể giảm cũng là điều đương nhiên. Nếu nợ công năm 2011
mới có 55,4%; năm 2014 lên 60,3%; năm 2015 có thể tăng 61,3% thì dự kiến 2016
sẽ là 63,2%.Con số "tăng trưởng" nợ công tới 6,9% sau 5 năm quả là đáng lo ngại.
Đã tới lúc phải quyết liệt gấp trăm lần cũ khi chỉ đạo triệt để tiết kiệm chi
tiêu công. Hãy bớt xây dựng trụ sở khi chưa thật cần thiết, bớt đi những tượng
đài, nhà lưu niệm trong khi dân chưa đủ no ấm... Cần mạnh tay giảm bớt tổ chức
các hội nghị, lễ hội, hội thảo, mừng công mừng ngày thành lập với đầy những lẵng
hoa chúc mừng, với bạt ngàn hoa tươi cài áo ngực... Kiên quyết giảm bớt những
chuyến đi công tác nước ngoài theo lối hiếu hỷ, "đáp lễ" nhau “để vui vẻ
cả"...
Và trên hết, cần tinh giản đội ngũ nhân sự hành chính sự nghiệp thật mạnh tay, chuyển sang công việc khác, có thể làm ra sản phẩm cho xã hội...
Chỉ có vậy, chúng ta mới có cơ hội “thoát hiểm” trước câu chuyện nợ công đang mỗi ngày nhích dần lên, tuy chưa vượt ngưỡng báo động, nhưng cũng rất... đáng báo động.