Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam gửi tới với đề nghị Bộ điều chỉnh kế hoạch tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới. Vì việc tập huấn quá nhiều, thời gian kéo dài, hiệu quả không cao, trong khi giáo viên thiếu nên gây ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Trả lời cử tri thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nhằm tăng cường năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông, Bộ đã ban hành Quy chế và các chương trình bồi dưỡng thường xuyên để các địa phương tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn; đồng thời xây dựng 54 mô đun bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (3 cấp học', mỗi cấp học 2 đối tượng, mỗi đối tượng được bồi dưỡng 9 mô đun) để tổ chức thực hiện theo Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP).
Theo đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo được chọn cử 01 giáo viên cốt cán/01 trường, 01 cán bộ quản lí/07 trường với mỗi cấp học tham gia các đợt bồi dưỡng cấp Bộ (do các trường Đại học Sư phạm tham gia ETEP tổ chức thực hiện).
Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình quy định tại Nghị quyết 31/2017/QH14 của Quốc hội, năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng mô đun 1; năm 2020 bồi dưỡng mô đun 2 và mô đun 3 cho giáo viên cốt cán, cán bộ quản lí cổ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo hình thức kết hợp bồi dưỡng qua mạng và trực tiếp, trong đó thời gian bồi dưỡng trực tiếp là 3 ngày mô đun. Như vậy, thời gian mỏi giáo viên cốt cán, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán được đi bồi dưỡng trực tiếp trong năm 2019 là 03 ngày, năm 2020 là 06 ngày. Theo kế hoạch đã xây dựng, các đợt bồi dưỡng trực tiếp được tổ chức trong thời gian nghỉ hè để tránh ảnh hưởng đến việc dạy học của giáo viên.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đã phải điều chỉnh, một số cuộc tập huấn không đạt được đúng kế hoạch và phải tổ chức vào những tháng tiếp theo sau khi Khung kế hoạch thời gian năm học 20132020 được Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh và khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát. Năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-BGDĐT ngày 22/01/2021 (Kế hoạch 37) về việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông. Theo Kế hoạch 37, giáo viên cốt cán, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán sẽ được tập huấn 3 mô đun với thời gian bồi dưỡng trực tiếp 02 ngày/mô đun và 1 giáo viên cốt cán trường cấp học. Tuy nhiên, tình hình Covid-19 lại có diễn biến phức tạp nên việc bồi dưỡng cũng lại phải điều chỉnh so với kế hoạch ban đầu.
Như vậy, thời gian bồi dưỡng trực tiếp cho mỗi giáo viên cốt cán, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo kế hoạch không nhiều. Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần chọn cử giáo viên cốt cán, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán đi bồi dưỡng cấp Bộ đúng thành phần quy định (không cử 1 người đi bồi dưỡng nhiều nội dung khác nhau gây quá tải cho giáo viên được cử).
Việc triển khai bồi dưỡng đại trà tại địa phương do địa phương chủ động tổ chức thực hiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả; huy động, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán đã được tập huấn cấp Bộ thực hiện nhiệm vụ (theo quy định) hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn liên tục; gắn hoạt động bồi dưỡng thường xuyên với sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường theo quy định để áp dụng ngay các nội dung tập huấn vào dạy học hằng ngày.
Theo Bích Lan/quochoi.vn
Thực hư chuyện giáo viên phải bỏ tiền học 'chứng chỉ' để dạy tích hợp
Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Lịch sử và Địa lý và môn Khoa học tự nhiên, giáo viên đã có nhiều băn khoăn.
Trường học lúng túng khi bắt đầu dạy môn tích hợp
Các địa phương trên cả nước đang dần chính thức bước vào năm học mới. Tuy nhiên, việc dạy các môn tích hợp như thế nào vẫn khiến cả giáo viên lẫn lãnh đạo nhà trường lúng túng.