- Ngôi nhà ông ở lọt thỏm giữa mấy nhà cao tầng, vợ ông là bà Trần Thị Lý, năm nay đã 64 tuổi nhưng bị tâm thần đã 20 năm nay.

TIN BÀI KHÁC:

Giữa cái ồn ào, nhộn nhịp của chợ đêm TP. Vinh (Nghệ An), ai cũng tất bật lựa chọn cho mình những bộ đồ đẹp nhất. Chỉ có một người đàn ông nhỏ thó, chân khập khiễng đang kéo lê chiếc xe ba gác, trên đó chất đầy những bao phế liệu, đi một đoạn ông lại cúi xuống nhặt những bao ni lông rơi rớt trên đường.

Cả chiếc xe với gần 2 tạ đồ đó là nguồn sống của ông già gần 74 tuổi, một bà già bị tâm thần đã 20 năm nay, một người con trai bị hội chứng Đao, một người con gái không nghề nghiệp ổn định và một đứa trẻ 4 tuổi.

Cám cảnh

Ông là Lê Minh Khanh, sinh năm 1939 ở số nhà 12, ngõ 32, đường Lê Hồng Phong, TP. Vinh. Ngôi nhà ông ở lọt thỏm giữa mấy nhà cao tầng, vợ ông là bà Trần Thị Lý, năm nay đã 64 tuổi nhưng bị tâm thần đã 20 năm nay.

{keywords}

Nguồn sống của một gia đình, vợ tâm thần, con bị đao và đứa cháu nhỏ

Ông và bà có với nhau tám người con, nhưng cuộc sống khó khăn đã cướp đi mất 4 người. Hai người con lớn lập gia đình ở xa không giúp gì được nhiều cho ông bà, người con thứ 3 là chị Lê Thị Bích Thảo (SN 1981) vì hoàn cảnh khó khăn, mẹ và em trai bệnh tật nên không lấy chồng, chỉ kiếm đứa con nuôi để phòng lúc về già và ở vậy chăm mẹ và em trai.

Người con trai út là Lê Minh Mạnh năm nay đã 29 tuổi nhưng trông anh không khác gì một đứa trẻ. Anh không đi lại và không nói được nếu đi thì phải dùng cả tay và chân để bò, còn những công việc như ăn uống, vệ sinh cá nhân chị Thảo cũng phải làm giúp. Cứ thấy đồ vật trong tầm tay, nhất là giấy và áo quần anh lại ném và xé hết.

Còn bà Lý, trước đây làm công nhân vệ sinh nhưng đã nghỉ vì bị bệnh tâm thần đã 20 năm nay. Lúc tỉnh lúc mê, suốt ngày bà chỉ nói lảm nhảm, sơ hở 1 tí là bà bỏ đi không biết đường về. Nên gia đình phải “nhốt” bà và anh Mạnh trong phòng cả ngày, không dám cho ra ngoài.

{keywords}

Vợ con ông Khanh mắc chứng tâm thần và con bệnh đao

Ông Khanh, mặc dù đã 75 tuổi, cái tuổi an nhàn hưởng thú vui của tuổi già bên con cháu thì ngày ngày ông vẫn phải đi nhặt phế liệu về để phụ vào đồng lương hưu mất sức lao động của bà lo cho cuộc sống gia đình.

Cứ 11 giờ trưa, bất kể nắng hay mưa ông cũng kéo chiếc xe ba gác ra bãi rác chợ Vinh nhặt phế liệu, từ bao ni lông, vỏ chai nhựa, đến những tấm bìa cũ.

Đi từ trưa nhưng phải đến tối mịt ông mới kéo được chiếc xe về, đi một đoạn, nếu thấy có bãi rác hoặc ai ném rác giữa đường ông lại cúi xuống nhặt. Có nhiều khi 11 giờ đêm ông mới về được nhà, ăn vội miếng cơm rồi đi ngủ.

Còn sức còn đi nhặt rác kiếm tiền

Dân sống ở quanh đó cho biết, không có ngày nào ông vắng mặt, phế liệu phần thì ông nhặt, phần thì ông mua, nhưng cũng có phần của người dân quanh đó cho vì thấy ông đáng thương quá. Xe chở ít ông còn ngồi lên đạp, xe nhiều ông phải kéo từng bước.

Vì đi nhiều nên chân ông chai sạn, cục chai đó giờ càng ngày càng lớn, càng đi lại càng sưng vù lên đau đớn. Bước thấp bước cao nhưng chưa ngày nào ông không đi nhặt phế liệu, vì ông sợ nếu nghỉ thì đồng lương hưu mất sức của bà không lo nổi cho nhà năm miệng ăn.

Trong khi đó, chị Thảo (người con thứ ba) cũng không có nghề nghiệp gì ổn định, hằng ngày cũng đi nhặt rác kiếm sống như ông.

{keywords}

74 tuổi ông vẫn hàng ngày đi nhặt rác, phế liệu kiếm tiền nuôi gia đình bệnh tật

Trước hiên nhà ông là một “bãi rác” thu nhỏ, căn nhà ẩm thấp mùa nắng mùi rác cộng với mùi khai lởn vởn khắp ngôi nhà, còn mùa mưa thì nhà dột tứ tung. Cũng may hàng xóm thương tình ông ăn ở hiền lành nên không phản đối chuyện nhà ông thu phế liệu.

Chị Thảo kể: “Trời mưa cả nhà phải giăng màn rồi trải tấm ni lông lên trên, nếu không nước mưa ướt hết em ạ”.

Thấy bánh xe ba gác của ông bị nổ lốp, phải dùng dây cao su để cột tạm, chúng tôi hỏi sao ông không thay đi, ông chỉ cười hiền: “Ông để cột cho đủ 10 dây cao su rồi thay luôn, giờ vẫn đang kéo được, thay tốn tiền lắm”.

Không biết với cái xe nặng những phế liệu mà bánh xe cứ giật liên hồi vì bị cột dây cao su, cái tay khoèo khoèo và cái chân cà nhắc đó của ông thì ông sẽ cố gắng được đến bao giờ.

Tuổi già, sức yếu chỉ thương đứa con tật nguyền của mình, ông chỉ mong có điều kiện để đưa anh Mạnh đi học một lớp hồi phục chức năng, để anh có thể tự đi lại trong nhà, tự ăn cơm, mặc áo khi ông bà không bên anh được nữa.

Phó chủ tịch văn xã phường Hưng Bình, anh Nguyễn Thanh Nam nói: “Cách đây 4 năm, nửa đêm bà Lý tỉnh dậy đốt cháy nhà, phường đã vận động quyên góp giúp ông sửa lại nhà. Hằng năm, chúng tôi cùng bà con cũng vận động nhau giúp gia đình nhưng không được nhiều, rất mong bạn đọc giúp đỡ thêm để ông có điều kiện đi chữa bệnh và lo cho em Mạnh”.

Ra về, nhưng hình ảnh người đàn ông chân bước thấp bước cao với cái xe ba gác bánh cột đầy dây cao su, đi mỗi bước lại cúi xuống nhặt rác đó không khỏi làm chúng tôi day dứt.

Hải Sâm

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp ông Lê Minh Khanh, ở số nhà 12, ngõ 32, đường Lê Hồng Phong, TP. Vinh, Nghệ An.

2. Qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ gia đình ông Lê Minh Khanh ở Nghệ An

Qua TK ngân hàng Vietcombank:

Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài:

- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam

-SWIFT code: BFTVVNVX

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 1020.1000.158.2330

Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand

- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881

2. Email: [email protected]