Chúng tôi đến vùng ven biển Trung Giang, Gio Linh, Quảng Trị để tìm trang trại nuôi gà của anh Trần Tấn Phát. Nổi danh khắp vùng là chàng trai 8x dám nghĩ dám làm, nên khi chúng tôi hỏi trang trại của anh trưởng thôn thì được người dân tận tình đưa đến nơi.

{keywords}
Trang trại nuôi 7.500 con gà bằng hệ thống đệm lót sinh học của anh Trần Tấn Phát

Trang trại nuôi gà của anh Phát nằm giữa trảng cát cháy bỏng ở thôn Hà Lợi Trung. Nơi đây khí hậu vốn khắc nghiệt với nắng và gió Lào.

Với làn da rám nắng đặc trưng ở miền biển, anh Phát như người nông dân thực thụ hăng say kể cho chúng tôi câu chuyện khởi nghiệp dở khóc dở cười.

Năm 2008, anh tốt nghiệp trường Đại học Luật ở Huế. Mới ra trường, Phát thử sức với vô vàn công việc khác nhau. Từ đi tiếp thị sản phẩm cho các cơ sở trên địa bàn cho đến mở phòng kinh doanh tranh.

Hơn 4 năm, Phát loay hoay thực hiện nhiều dự định của bản thân, làm việc ở nhiều môi trường nhưng chưa có công việc nào làm cho anh cảm thấy hài lòng hay có ý định gắn bó lâu dài. Công việc nào anh Phát cũng chỉ trụ được một thời gian, với mức lương ba cọc ba đồng nên anh sớm nghỉ việc.

Anh Phát suy nghĩ đã đến lúc bản thân anh phải nghiêm túc đầu tư làm cái gì đó, vừa để kiếm kế sinh nhai vừa lâu dài.

Năm 2013, anh muốn muốn mở trang trại nuôi gà , đây là mơ ước mà bản thân anh ấp ủ bấy lâu. Anh chia sẻ, là con út nên phải có trách nhiệm với gia đình, việc mở trang trại nuôi gà vừa không ly nông không ly hương, vừa tiện bề chăm sóc bố mẹ.

Nào ngờ, mọi người phản đối kịch liệt, ai cũng ngăn cản anh, cho rằng nơi trảng cát này làm kinh tế rất khó khăn, nhất là những người trẻ mới ra lập nghiệp như anh.

Gia đình và mọi người can ngăn anh nhiều,khiến anh càng khó xử. Đây là giai đoạn mà anh Phát thấy bí bách và phải đấu tranh tinh thần nhiều nhất.

{keywords}
Anh Nguyễn Hồng Quân, Phó Bí thư Huyện đoàn Gio Linh đến thăm trang trại nuôi gà của anh Phát

Cuối cùng, anh vẫn lựa chọn cách mở trang trại nuôi gà. Anh nói rằng anh còn trẻ nên không ngại khó khăn, điều anh cần là có thật nhiều kinh nghiệm.

Làm giàu ở xứ gió Lào

Ban đầu, để có vốn, anh Phát thuyết phục vợ bán hết 3 cây vàng cưới của hai vợ chồng, các khoản còn thiếu, anh vay vốn ngân hàng thêm.

Trang trại của anh Phát có quy mô 1ha, anh đầu tư hệ thống đệm lót sinh học hết 250 triệu, gồm máng ăn, các thiết bị đèn, hệ thống nước uống tự động và gas sưởi ấm cho đàn gà vào mùa đông.

Anh Phát chia sẻ, làm cái nghề chăn nuôi gà này không khi nào ngơi tay. Nhờ hệ thống này mà giờ đỡ tốn công trong việc chăm sóc, vệ sinh chuồng trại nuôi gà, giúp gà có sức chống chịu cao và không lãng phí nguồn thức ăn.

Hai năm đầu, số tiền anh trưởng thôn có đều dành hết vào việc xây dựng chuồng trại, đầu tư trang thiết bị cho gà, chưa lấy lại vốn khiến anh túng thiếu. Gặp khó khăn về kinh tế, anh Phát lại tìm đến ngân hàng vay thêm tiền để mua thêm giống và thức ăn nuôi gà.

Ngoài ra, anh Phát còn đối diện với vô vàn khó khăn như thiếu kinh nghiệm chăn nuôi gà, anh tìm đến các anh em thanh niên trong câu lạc bộ thanh niên đi vào phát triển kinh tế ở địa phương trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm thực tiễn.

Giờ đây, trang trại của anh Phát đã ổn định hơn, mỗi năm anh nuôi 3 lứa gà, trừ đi các chi phí anh lãi ròng hơn 250 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn bán phân gà cho các hộ có nhu cầu thu mua với giá 1m3/ 250 nghìn đồng.

Anh Phát cho hay, anh liên kết với các công ty trên địa bàn nên đầu ra đảm bảo, giá gà dao động từ 70 đến 75 nghìn/kg. Anh vừa xuất bán xong 7.500 con gà. Hiện tại trang trại anh đang thả lứa gà mới, số lượng 6.000 con.

Nhận thấy công việc khá thuận lợi, anh Phát mạnh dạn xây dựng thêm một trang trại đang dần hoàn thiện bằng hệ thống tự động, rộng 1ha, chi phí khoảng 350 triệu đồng . Chuẩn bị nuôi 6.000 con gà, phục vụ nhu cầu cho người dân trên địa bàn.

Anh Nguyễn Hồng Quân, Phó bí thư huyện đoàn Gio Linh cho hay, hiện địa bàn xã Gio Mỹ đang thực hiện câu lạc bộ thanh niên đi vào phát triển kinh tế ở địa phương rất hiệu quả, anh Trần Tấn Phát là một ví dụ điển hình.

Bản thân anh Phát là tấm gương thanh niên lập nghiệp tiêu biểu trên địa bàn huyện Gio Linh, được huyện đoàn đánh giá cao.

Hương Lài 

Tốt nghiệp 2 năm không làm đúng ngành, cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí

Tốt nghiệp 2 năm không làm đúng ngành, cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Giáo dục năm 2019 vừa được Quốc hội thông qua.