Valve đang thử nghiệm một loạt các cách thức khác nhau như Trusted mode để kết hợp với VAC (Valve anti-cheat) nhằm đấu tranh với hành vi gian lận trong Counter-Strike: Global Offensive.

"Trusted Launch" cảnh báo người chơi về phần mềm của bên thứ ba

Tuy nhiên, rất bất ngờ khi gian lận lại càng trở nên phổ biến hơn trong CS:GO sau bản update giới thiệu Trusted mode hồi đầu tháng 7. Bằng cách nào đó, các hackers vẫn dễ dàng vượt qua được hệ thống anti-cheat - thứ vốn được Valve cập nhật đều đặn.

Kết quả là ngày càng có nhiều hackers “oanh tạc” trong CS:GO. Và để đối phó với vấn nạn gây nhức nhối này, Valve đã mạnh tay ban 52,166 người chơi gian lận vào hôm 13/8 - số lượng kỷ lục theo thống kê của website convars.com.

Tổng cộng có 52,166 tài khoản CS:GO đã bị ban chỉ tính riêng trong ngày 13/8 nhưng không rõ có bao nhiêu người chơi vô tội

CS:GO là game free-to-play và các hackers có thể liên tục tạo lập tài khoản mới nhưng con số trên vẫn khiến cộng đồng phấn khích, Những người muốn đảm bảo tính toàn vẹn trong trò chơi thừa hiểu rằng cuộc chiến với nạn gian lận vẫn còn rất gian nan, đặc biệt là trong một tựa game FPS đình đám như CS:GO.

Theo thời gian, các hackers sẽ tìm ra những giải pháp mới nhằm mục đích bypass hệ thống anti-cheat của Valve. Do đó, đội ngũ chống gian lận của Valve phải làm việc liên tục, không ngừng đổi mới và sáng tạo nhằm giữ vững tính cạnh tranh vốn có của CS:GO.

Nhưng có thật tất cả người chơi bị ban đều là hacker/cheat?

Trong thời gian gần đây, nhiều người đã lên tiếng họ bị VAC ban mà không hề nhận được bất cứ lý do nào xác đáng. Đặc biệt, nhiều trường hợp bị ban thường sở hữu kho đồ đắt đỏ.

YouTuber ‘Sparkles” đã có video giải thích thắc mắc trên sau một thời gian nghiên cứu.

Cheater kiểm soát hệ thống Overwatch của CS:GO để ban người chơi vô tội

Thực tế nhiều cheaters CS:GO đã tìm ra cách thao túng các lệnh cấm, trốn tránh hệ thống Overwatch và dùng nó để ban những người chơi không vi phạm thông qua các hình thức gian lận.

Cơ chế hoạt động của hệ thống Overwatch trong CS:GO dựa trên cộng đồng, cho phép họ phát hiện những hành vi in-game đáng ngờ và đánh giá gameplay demo. Từ đó giúp xác định những người cố ý phá hỏng trải nghiệm bằng cách gian lận hay chỉnh sửa file để được hưởng những lợi thế không công bằng.

Trong video được đăng tải vào hôm 15/8, Sparkles đã trao đổi với “Kessie”, một người tự xưng là chuyên gia trong giới hacker, nhằm “làm rõ những gì đang xảy ra với Overwatch và cách mà nó bị cộng đồng gian lận lạm dụng.

Kessie tiết lộ các hackers đã xây dựng nhiều dịch vụ để nhắm tới những ID cụ thể để tránh bị ban hoặc ảnh hưởng bởi hệ thống Overwatch để từ đó lách luật của Valve.

Những cách này đã được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây để ban những người chơi đúng luật. Nó dẫn đến việc nhiều người bị ban tạm thời hoặc vĩnh viễn vì team kills, AFK hoặc bất cứ hành động nào mà Overwatch cho rằng vi phạm nguyên tắc in-game.

Theo nhân vật có tiếng nói trong cộng đồng “Haci”, cả Jacob "Pimp" Winneche và Erik "fl0m" Flom đều là nạn nhân của trò lừa đảo này khiến họ bị ban 30 ngày.

Lưu ý rằng, những người từng nhận “Grief Ban” một lần cần phải hết sức cảnh giác bởi lệnh cấm tương tự thứ hai có thể khiến tài khoản “bay màu”.

Ngược lại, những kẻ gian lận lại không bao giờ phải lo lắng bởi chúng có cách đưa tài khoản của mình vào “điểm mù” của hệ thống Overwatch. Điều này bảo đảm chúng sẽ không bao giờ bị ban và rất dễ dàng “để duy trì các tài khoản có độ tin cậy cao, nguy cơ bị cấm thấp và dễ được xếp vào những trận đấu có độ tin cậy cao.

Kessie thừa nhận rằng thật khó để tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Dù vậy, người này vẫn “hiến kế” cho Valve tăng cường xác thực danh tính của người chơi - hiện có thể truy cập bằng các ứng dụng bên thứ ba. Điều này sẽ làm cho bước đầu khó vượt qua hơn thay vì quá trình một bước, khiến hệ thống Overwatch ít bị tổn thương hơn một chút.

Với tùy chọn “Trusted Launch”, thay vì ngăn chặn triệt để gian lận, valve muốn tăng cường cho cơ chế “Trust Factor” để phân phối cơ sở người chơi dựa trên hành động của họ.

Tuy nhiên, bất chấp việc nhà phát triển ngăn cản việc ra mắt các ứng dụng bên thứ ba thì cộng đồng gian lận vẫn tìm ra cách mới để tác động đến CS:GO. Thậm chí chúng còn đang hiện diện rõ ràng hơn bao giờ hết.

2016