Bộ Công Thương cho biết, theo kết quả Phiên họp lần thứ 12 của Ủy ban hỗn hợp ASEAN-Trung Quốc từ ngày 21 đến 22/5/2019 tại Thái Lan, các nước ASEAN và Trung Quốc thống nhất thời điểm thực thi C/O mẫu E mới và quy tắc xuất xứ hàng hóa mới kể từ ngày 1/8/2019.

{keywords}
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: Huy Khâm

Theo thỏa thuận tại các công thư ngày 16/8 và 20/8/2019 của Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN cấp đồng chủ trì của Ủy ban hỗn hợp ASEAN-Trung Quốc qua kênh Ban Thư ký ASEAN, Trung Quốc sẽ cấp C/O mẫu E mới từ ngày 20/8/2019 và hai bên đồng thời chấp nhận cả 2 loại C/O mẫu E mới và C/O mẫu E cũ từ ngày 20/8 đến hết ngày 31/8/2019.

Bộ Công Thương cho biết, việc Trung Quốc cấp C/O mẫu E mới theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 12 phù hợp với thỏa thuận của các nước thành viên ACFTA.

Bộ Công Thương cũng thông báo với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) chấp nhận C/O mẫu E mới theo thỏa thuận giữa các nước thành viên ACFTA theo thông báo mới đây của Trung Quốc và ASEAN.

Cũng liên quan đến C/O mẫu E, hôm nay, Bộ Công Thương cũng có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị trong Bộ hướng dẫn về C/O mẫu E đối với hàng XK.

Cũng từ ngày 20/8 đến hết 31/8/2019, tùy theo đề nghị của thương nhân XK, có thể cấp C/O mẫu E cũ theo quy định hiện hành hoặc C/O mẫu E mới cho hàng hóa XK của Việt Nam, với điều kiện hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ quy định tại Thông tư 12.

Từ ngày 1/9/2019, cấp C/O mẫu E mới, với điều kiện hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ quy định tại Thông tư 12.

Trước đó, VietNamNet đã phản ánh, Trung Quốc đột ngột áp dụng mẫu giấy chứng nhận xuất xứ mới, trong khi mẫu giấy chứng nhận này đến 12/9 phía Việt Nam mới công nhận. Điều này khiến DN nhập khẩu hàng từ Trung Quốc bị “tắc”.

Trung Quốc đột ngột áp quy định mới, ngàn DN 'đứng ngồi không yên'

Trung Quốc đột ngột áp quy định mới, ngàn DN 'đứng ngồi không yên'

Trung Quốc đột ngột áp dụng mẫu giấy chứng nhận xuất xứ mới, trong khi mẫu giấy chứng nhận này đến 12/9 phía Việt Nam mới công nhận. Điều này khiến DN nhập khẩu hàng từ Trung Quốc bị “tắc”.

Lương Bằng