XEM CLIP:
Theo thông tin từ UBND huyện Tân Phú, ngày 22/7/2011, công ty TNHH Thương mại xây dựng Đa Lộc (công ty Đa Lộc) xin xây dựng dự án nhà máy xử lý rác Tân Phú. Trên hồ sơ năng lực, công ty này thực hiện một dự án 'khủng' với diện tích 5ha, công suất xử lý rác thải là 50 tấn/ngày.
Hồ nước từng chứa dịch thải cho AB Mauri đang san lấp dở |
Kế hoạch là vậy nhưng khi đi vào hoạt động, công ty Đa Lộc chỉ xây dựng 1 nhà xưởng chừng 500m2 hết sức sơ sài. Ngoài việc tráng bê tông nền nhà và lợp lên trên mái tôn mỏng, công ty còn xây thêm 1 lò đốt rác khô thô sơ.
3 hồ chứa rác được Sở Xây dựng Đồng Nai cấp phép xây dựng hạng mục |
Thứ giá trị nhất của dự án này có lẽ là 3 hồ chứa như báo VietNamNet đã phản ánh. Phía UBND huyện Tân Phú thừa nhận, công ty Đa Lộc được chấp thuận cho đào hồ để phục vụ việc xử lý rác. Cụ thể, 3 hồ chứa được Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cấp phép với quy mô thiết kế 15.000 m3, để xử lý rác thải rắn sinh hoạt.
Hồ chứa của công ty Đa Lộc chứa dịch thải từ AB Mauri |
Tuy nhiên, tại văn bản số 1317/UBND-KT do huyện Tân Phú ban hành ngày 18/6/2019 lại nêu rõ: 3 hồ lớn trong nhà máy rác Đa Lộc dùng để nhập dịch thải từ công ty men AB Mauri Việt Nam có địa chỉ tại xã La Ngà, huyện Định Quán.
Đây là việc làm vi phạm của cả công ty Đa Lộc lẫn công ty men AB Mauri. Ngày 20/5/2011, huyện Tân Phú ra văn bản số 525 yêu cầu ngừng nhập dịch thải về các hồ.
Một nhà máy xử lý môi trường chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn nhưng lại được công ty AB Mauri tin tưởng “vội vàng” hợp tác. Theo đó, hàng nghìn tấn dịch thải khó phân hủy từ AB Mauri đã được 'nhập' về thôn Bàu Mây, đổ ra các hồ lớn, không qua bất cứ công đoạn xử lý nào.
Nguồn nước thải bị bỏ quên nhiều năm nay trong công ty xử lý rác Đa Lộc |
Xử lý rác thải rắn nhưng để chảy chất thải lỏng độc hại ra môi trường
Những năm công ty Đa Lộc nhận xử lý dịch thải cho AB Mauri cũng là khoảng thời gian đơn vị này liên tiếp bị xử phạt vì gây ô nhiễm môi trường.
Cụ thể, ngày 27/3/2012, Thanh tra Sở TN&MT Đồng Nai quyết định xử phạt công ty Đa Lộc 12,5 triệu đồng vì có hành vi thải vào nước những chất gây ô nhiễm môi trường. Cơ quan chức năng buộc Đa Lộc phải thay thế các tấm bạt lót, gia cố bờ bao các hồ chứa nhằm đảm bảo dịch thải không tràn ra ngoài ảnh hưởng đến các hộ dân.
Ngày 28/8/2014, công ty Đa Lộc tiếp tục bị Thanh tra Sở TN&MT xử phạt hành chính 8 triệu đồng. Lần này, đơn vị xử lý rác bị bắt quả tang việc thải vào đất các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng.
Lò đốt chất thải rắn của công ty rác Đa Lộc |
Sau những vi phạm trên, nhà máy Đa Lộc vẫn không khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường để người dân phải làm đơn kêu cứu lên UBND tỉnh.
Ngày 15/3/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký văn bản xử phạt Đa Lộc 200 triệu đồng. Văn bản này chỉ rõ công ty đã để rác hữu cơ lộ thiên, không có mái che, không có biện pháp chống thấm và thu gom nước rỉ rác. Nước thải đã chảy ra khỏi phạm vi quản lý của công ty. Ngoài ra, đơn vị này tiếp tục vi phạm quy chuẩn về thải bụi, khí thải làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại ấp Bàu Mây.
Do không thể khắc phục những hậu quả về môi trường gây ra, công ty rác Đa Lộc buộc phải đóng cửa sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
Nước thải đang được chính quyền cô lập hiện trạng |
Nhà máy 2 năm nay bị chủ đầu tư bỏ hoang. Bên trong vẫn còn 4.500 tấn rác thải hữu cơ, vô cơ, nước dịch thải trong các hồ. Số này đang bị bỏ quên khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ở ấp Bàu Mây chưa hết nóng.
Ông Đặng Minh Đức, Giám đốc Sở TN&MT Đồng Nai trả lời báo chí: Các loại nước thải ở khu vực này vẫn nằm trong nhà máy, chưa ra bên ngoài nên lực lượng chức năng đang kiểm soát theo hướng cô lập hiện trường. Các cơ quan chuyên môn đang vào cuộc để lấy mẫu, đánh giá để có hướng xử lý thích hợp.
AB Mauri thuê công ty vi phạm môi trường xử lý chất dịch thải
Huyện Tân Phú, Đồng Nai cho biết, 3 hồ chứa chất thải tại nhà máy rác Đa Lộc được xây để chứa dịch thải từ công ty AB Mauri.
Hoài Anh