1. Cổng Trời Quản Bạ thuộc tỉnh nào?

  • Cao Bằng
    0%
  • Hà Giang
    0%
  • Lào Cai
    0%
  • Lai Châu
    0%
Chính xác

Cổng Trời Quản Bạ hay đèo Quản Bạ là ngọn đèo nằm trên quốc lộ 4C, thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Đường đi đến Cổng Trời rất hiểm trở, đa phần là đường đèo ôm sát núi, một bên vách đá, một bên vực thẳm. Đường lên Cổng Trời cũng nhiều sương mù làm hạn chế tầm nhìn, khiến hành trình của du khách kéo dài thêm.

Một số người cho rằng cái tên Cổng Trời xuất phát từ địa hình nơi đây. Khi di chuyển tới một con đường hẹp nằm giữa hai đỉnh núi cao, du khách sẽ nhận ra đã đặt chân tới Cổng Trời.

2. Tỉnh Hà Giang nổi tiếng với cao nguyên nào?

  • Cao nguyên Mộc Châu
    0%
  • Cao nguyên Bắc Hà
    0%
  • Cao nguyên đá Đồng Văn
    0%
  • Cao nguyên Sín Chải
    0%
Chính xác

Cổng Trời là cửa ngõ dẫn đến cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Nằm ở độ cao 1.000 – 1.600 so với mực nước biển, cao nguyên Đồng Văn có diện tích hơn 574km2 và là cao nguyên đá vôi đặc biệt nhất cả nước.

Theo khảo sát của giới khoa học, 80% diện tích cao nguyên Đồng Văn là đá vôi, tiết lộ nhiều thông tin về điều kiện môi trường và các giai đoạn khác nhau của quá trình kiến tạo vỏ Trái Đất.

Cao nguyên Đồng Văn cũng sở hữu hệ sinh thái núi đá vôi độc đáo, quần xã rừng nguyên sinh với nhiều loại thực vật quý như thống đá, thảo quả, nghiến, đỗ trọng...

3. Con đường nào đi qua Cổng Trời, nối thị xã Hà Giang với cao nguyên đá Đồng Văn?

  • Con đường Hạnh Phúc
    0%
  • Con đường Đông Bắc
    0%
  • Con đường Thanh Niên
    0%
  • Con đường Tốc Tát
    0%
Chính xác

Cổng Trời Quản Bạ là nơi khởi đầu của con đường Hạnh Phúc, một phần của quốc lộ 4C đi qua 4 huyện vùng cao gồm Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc.

Để hoàn thành con đường này, hàng nghìn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc các tỉnh phía Bắc đã phải đào đắp trong 6 năm, với hơn 2 triệu ngày công lao động. Đặc biệt, đoạn đường qua đèo Mã Pí Lèng rất hiểm trở, các thanh niên trong đội xây dựng phải treo mình trên vách đá, lấn dũi từng mét.

14 thanh niên xung phong đã hy sinh để con đường Hạnh Phúc có thể khánh thành vào năm 1965. Từ đó, nhân dân vùng cao nguyên Đồng Văn chỉ mất vài giờ để di chuyển tới trung tâm thị xã, thay vì 3 – 4 ngày như trước đây.

4. Theo tiếng H’Mông, tên đèo Mã Pí Lèng có nghĩa là gì?

  • Sống mũi ngựa
    0%
  • Lưng ngựa
    0%
  • Vách đá thẳng đứng
    0%
  • Vách đá tai mèo
    0%
Chính xác

Theo tiếng người H’Mông, đèo Mã Pí Lèng hay Mã Bí Lương có nghĩa là sống mũi ngựa. Tên gọi này ám chỉ những vách núi cao, dựng đứng như sống mũi ngựa. Ngoài ra, đây cũng là cách nói ví von về việc nhiều con dốc tại Hà Giang đến mức ngựa phải hụt hơi mà chết.

5. Núi đôi Quản Bạ còn có tên gọi khác là gì?

  • Núi Cô Tiên
    0%
  • Núi Tam Sơn
    0%
  • Núi Chiêu Lầu Thi
    0%
  • Núi Tây Côn Lĩnh
    0%
Chính xác

Từ Cổng Trời, khách du lịch có thể quan sát núi đôi Quản Bạ hay núi Cô Tiên, một thắng cảnh ở thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Ngọn núi đôi gắn với nhiều câu chuyện được đồng bào dân tộc thiểu số lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó có truyền thuyết về một nàng tiên tên Hoa Đào, trót phải lòng và kết hôn với anh chàng người H’Mông vì tiếng đàn môi trầm bổng.