1. Kênh Vĩnh Tế được hoàn thành dưới triều đại nào?
-
Nhà Lý
0%
- Nhà Trần
0%- Nhà Lê
0%- Nhà Nguyễn
0%Chính xácKênh đang được thi công thì vua Gia Long mất, vua Minh Mạng tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành vào tháng 5 âm lịch năm 1824. Vĩnh Tế được đánh giá là con kênh có tầm vóc chiến lược vỹ đại nhất lúc bấy giờ.
Dài 87 km, rộng 30m và sâu trung bình 2,55m, kênh Vĩnh Tế giúp đưa nước ngọt từ sông Cửu Long vào rửa phèn chua cho ruộng đồng.
Ngoài ra, nó còn là chướng ngại vật để chống ngoại bang xâm lược từ phía Tây các tỉnh Nam Bộ.
2. Quá trình đào kênh Vĩnh Tế gắn liền với tên tuổi vị đại quan nào?
-
Nguyễn Quan Quang
0%
- Đặng Công Chất
0%- Nguyễn Văn Thoại
0%- Nguyễn Bỉnh Khiêm
0%Chính xácThoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại là vị quan chỉ huy chính trong quá trình đào kênh. Suốt 5 năm thi công, ông đã huy động khoảng 80.000 nhân lực.
Theo sách "Thoại Ngọc hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang", hàng ngàn người dân và binh lính đã thiệt mạng khi cố gắng đào kênh Vĩnh Tế.
Vì vậy, thời điểm công trình hoàn thành, vị quan nhà Nguyễn đã cho thu thập hài cốt của họ để an táng và viết bài thơ nổi tiếng có tên “Tế cô hồn kênh Vĩnh Tế”:
“Đào kênh trước mấy kỳ khó nhớ
Khoác nhung y chống đỡ biên cương
Xông pha máy nhuộm chiến trường
Bọc thây da ngựa, gởi xương chốn này…”.
3. Kênh Vĩnh Tế được đặt tên theo?
-
Địa danh nơi kênh đi qua
0%
- Nhánh chính tách ra từ Sông Cửu Long
0%- Tên người có liên quan tới việc đào kênh
0%- Năm âm lịch khởi công đào kênh
0%Chính xácVì ý nghĩa quan trọng của công trình, vua Minh Mạng đã đặc ân cho Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại lấy tên vợ là bà Châu Thị Tế để đặt cho con kênh.
4. “Nếu nước Xiêm đụng binh tới Nghệ An thì tôi sẽ dẫn quân theo kênh Vĩnh Tế, chọc thẳng tới chỗ họ không phòng bị, chẹn lấy cổ họng mà thụi vào lưng. Kế ấy chắc thành!”. Cách chống giặc dựa vào kênh Vĩnh Tế này được tương truyền do vị quan nào hiến kế cho vua?
-
Nguyễn Văn Thoại
0%
- Lê Văn Duyệt
0%- Nguyễn Huỳnh Đức
0%- Nguyễn Công Trứ
0%Chính xácTriều đại nhà Nguyễn từng nhiều lần nổ ra chiến tranh với nước Xiêm. Lê Văn Duyệt bấy giờ giữ chức Tổng trấn thành Gia Định đã hiến kế sử dụng kênh Vĩnh Tế để đánh giặc.
Trên thực tế, con kênh này là đường di chuyển ngắn nhất khi nhà Nguyễn muốn chuyển thuyền chiến lớn từ nội địa (vùng Châu Đốc – An Giang) ra đến bờ biển (Vịnh Thái Lan).
5. Ngày nay, kênh Vĩnh Tế chạy dọc theo đường biên giới của Việt Nam với quốc gia nào?
-
Lào
0%
- Campuchia
0%- Thái Lan
0%- Myanmar
0%Chính xácKênh Vĩnh Tế chạy song song biên giới Việt Nam và Campuchia, thuộc địa phận 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang.
Trong quá khứ, đây là địa điểm quân Xiêm thường phải đi qua khi muốn tiến đánh vùng Tây Nam Bộ.
- Campuchia
- Lê Văn Duyệt
- Nhánh chính tách ra từ Sông Cửu Long
- Đặng Công Chất
- Nhà Trần