1. Chiến lũy này là?

  • Lũy Pháo Đài
  • Lũy Thầy
  • Lũy Bán Bích
  • Lũy Gia Định
Chính xác

Lũy Thầy là hệ thống công trình quân sự do chúa Nguyễn triển khai xây dựng nhằm chống lại quân đội của chúa Trịnh. Vì quy mô đồ sộ, nhân dân đã lưu truyền câu thơ: “Khôn ngoan vượt được Thanh Hà/Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”. Được khởi công từ năm 1630, trong hơn 100 năm sau, Lũy Thầy vẫn đứng vững trước nhiều cuộc binh biến.

2. Chiến lũy này còn có tên gọi khác là gì?

  • Lũy Trường Dục
  • Lũy Trấn Ninh
  • Lũy Trường Sa
  • Lũy Đào Duy Từ
Chính xác

Hệ thống Lũy Thầy có 3 chiến lũy chính bao gồm: lũy Trường Sa, lũy Trấn Ninh, lũy Trường Dục. Tuy nhiên, người dân quen gọi Lũy Thầy theo tên của Đào Duy Từ, vị quan từng chỉ huy việc thiết kế và xây dựng công trình này. Ông xuất thân tại phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Nhờ tài đức của mình, ông được chúa Nguyễn gọi là thầy để tỏ lòng kính trọng.

3. Hiện tại, chiến lũy này là di tích lịch sử thuộc địa phương nào của Việt Nam?

  • Quảng Bình
  • Quảng Trị
  • Huế
  • Quảng Nam
Chính xác

Lũy Thầy hiện là di tích lịch sử thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Một số đoạn quan trọng của chiến lũy vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay, có thể kể đến “Quảng Bình Quan” nằm trên Quốc lộ 1A, đi qua thành phố Đồng Hới.

4. Chiến lũy này được xây dựng dọc theo hệ thống sông lớn nào?

  • Sông Gianh
  • Sông Hồng
  • Sông Nhật Lệ
  • Sông Thạch Hãn
Chính xác

Đào Duy Từ đã cho đắp lũy Thầy bằng đất và đá, phía ngoài đóng cọc bằng gỗ lim, phía trong đóng cọc tre. Lũy cao trung bình từ 3 đến 6m, rộng 6m, đổ đất lên thành 5 tầng, voi và ngựa có thể đi lại được. Vì xây dựng dọc theo hệ thống sông Nhật Lệ nên lũy Thầy càng khó bị đánh phá.

5. Năm 1774, quân đội của chúa Trịnh lần đầu tiên vượt qua được Lũy Thầy, đạo quân này do vị tướng nào chỉ huy?

  • Nguyễn Triêm
  • Đào Quang Nhiêu
  • Hoàng Ngũ Phúc
  • Hoàng Đình Ái
Chính xác

Năm Giáp Ngọ (1774), lợi dụng lúc chúa Nguyễn đang phải đối phó với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, Trịnh Sâm sai tướng Hoàng Ngũ Phúc đem ba vạn quân đánh vào Phú Xuân (Huế ngày nay).

Theo sách Lê Quý Dật Sử, sau khi Hoàng Ngũ Phúc vượt được sông Gianh, tướng giữ thành của chúa Nguyễn bấy giờ đã ngầm dâng Lũy Thầy, từ đó quân chúa Trịnh có thể nam tiến và bắt được quyền thần Trương Phúc Loan mang về kinh trị tội.