Trò chuyện với VietNamNet đầu Xuân, nhân dịp 87 năm ngày thành lập Đảng, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương chia sẻ trăn trở của ông về công tác cán bộ.

{keywords}
 Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương. Ảnh: Lê Anh Dũng

Đã từng khai trừ gần 8.000 đảng viên suy thoái

Là người từng làm lâu năm công tác cán bộ, ông có suy nghĩ gì trước những vụ việc tiêu cực trong công tác cán bộ trong năm qua? Công tác cán bộ sai ở đâu, vướng ở đâu, mà mọi thứ đúng quy trình nhưng con voi vẫn chui lọt lỗ kim như vụ Trịnh Xuân Thanh?

Câu chuyện này phải nói dài, phải tìm cái gốc của nó là ở đâu, vì sao Đảng ta lại có sự suy thoái đến như vậy. Tình hình cán bộ như hiện nay nếu tôi kể ra thì hàng trăm vụ.

Chúng ta phải điểm qua lịch sử, Đảng đã từng đình chỉ sinh hoạt Đảng, ngưng kết nạp Đảng để củng cố lại. Sau giải phóng miền Bắc, tình hình suy thoái bắt đầu. Những năm 1971, 1972, chúng ta thanh lọc đưa ra khỏi Đảng gần 8.000 đảng viên.

Sau giải phóng miền Nam, nhiều sự kiện xảy ra liên tục. Như sự kiện xử tử Mười Vân (Nguyễn Hữu Giộc, Giám đốc Công an Đồng Nai lấy vàng của người đi vượt biên). Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn cũng vì thế mà mất chức trong Bộ Chính trị, còn Bí thư Đồng Nai bị án treo 3 năm.

Sau đó đến vụ Minh Phụng bị xử tử; rồi đến vụ Thủy cung Thăng Long, Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc mất chức; vụ Lã Thị Kim Oanh, Bộ trưởng Lê Huy Ngọ mất chức… Hàng loạt vụ việc như vậy để thấy cuộc đấu tranh là liên tục.

Ngày xưa xử như thế còn bây giờ cơ chế thị trường phức tạp quá. Nó hình thành 2 lực lượng. Thứ nhất là lực lượng lợi ích nhóm, các tâp đoàn, đại gia mọc lên móc nối với cán bộ lãnh đạo để thực hiện ý đồ xin đất, xin dự án làm giàu cho cá nhân, tạo thành một lực lượng sân sau rất lớn.

Lực lượng thứ 2 là quan chức được quyết định công tác cán bộ, con em mình đưa vào hồi tôi làm có đâu. Giờ con ông nọ bà kia đưa vào hết, cả họ làm quan.

Nghị quyết TƯ 4 khóa 12 nhận diện khá toàn diện những biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, suy thoái đạo đức lối sống; tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ và đưa ra khá nhiều giải pháp về công tác cán bộ. Nhận định của ông?

Tôi trông chờ ở nghị quyết này rất nhiều. Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước này lại suy thoái đến như vậy, chưa bao giờ ăn cắp của nhà nước hàng nghìn tỷ như bây giờ.

Bây giờ, cuộc đấu tranh kịch liệt, căng thẳng lắm. Lực lượng tham nhũng có những người tham nhũng và cả lực lượng đứng đằng sau liên quan lợi ích nhóm. Nếu làm ra là những người trong nhóm lợi ích cũng chết nên lực lượng này tìm cách chống lại.

Trong đời làm công tác tổ chức của tôi, có 2 tội không bao giờ ai nhận: tội phản bội và tội tham nhũng.

Tuy nhiên, cách chống của mình hiện nay chưa đủ mạnh. Làm công tác tư tưởng có ai nghe đâu, đã là người xấu thì họ cần gì tư tưởng. Nhìn Trung Quốc, họ làm được vì bắt ra bắt, điều tra ra điều tra.

Nghiêm từ lãnh đạo mới làm được

Vậy theo ông, muốn thực hiện được Nghị quyết TƯ 4 lần này, Đảng phải có những hành động gì?

Trước hết phải làm trong sạch các cơ quan điều tra như công an, thanh tra, UB Kiểm tra… 

Như vụ Trịnh Xuân Thanh, tại sao một người như thế mà lên đến Phó chủ tịch tỉnh?

Muốn đi xe máy an toàn thì xe phải tốt, phanh hãm phải tốt, đường xá phải thông. Bao Công xử án phải có Triển Chiêu điều tra giỏi, Công Tôn Sách hiến kế. 

Thứ 2 là công tác cán bộ phải đổi mới. Không thể để con anh đưa lên, con tôi cũng đưa lên, được mình được ta, nhân nhượng nhau.

Thứ 3 là phải sửa luật: luật pháp ngoài xã hội và luật trong Đảng là điều lệ Đảng phải rõ ràng, rành mạch.

Mọi thứ đều là công tác cán bộ hết. Phải có sự chuẩn bị và tất cả đều có bước đi chứ không phải dễ dàng.

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từng nói với tôi: “50 năm cậu làm công tác tổ chức cán bộ mà cậu không chọn được con các ông Bộ Chính trị vào Bộ Chính trị?”. Tôi bảo: “Thưa anh, Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ là cơ quan cao nhất của Đảng chứ không phải nơi kết nối con ông cháu cha”.

Cho nên con ông Lê Duẩn, con ông Nguyễn Văn Linh, con ông Phạm Hùng… có vào đâu. Cuối cùng con ông Trường Chinh là Đặng Xuân Kỳ vào, chỉ một trường hợp Đặng Xuân Kỳ mà thôi. 

Thời đó cách chức hàng loạt, tôi đề nghị anh nào không làm được việc, có sai sót là cách chức. Có trường hợp chỉ giành cái nhà của ông Phạm Ngọc Thạch thôi tôi báo cáo Bộ Chính trị và cuối cùng cách chức.

Có người thắc mắc với tôi: “Cách đây 2 năm ông báo cáo hay, đề bạt, giờ ông lại báo cáo cách chức”. Tôi nói: “Con người ta biến động, khi chưa có vật chất thì khác, có vật chất vào hư hỏng, hư hỏng thì cách chức”…

Nguyên Tổng bí thư: Bệnh đã chẩn, ai uống thuốc trước tiên?

Nguyên Tổng bí thư: Bệnh đã chẩn, ai uống thuốc trước tiên?

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng quan trọng nhất phải hành động, bắt đầu từ cấp cao nhất là Bộ Chính trị.

Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?

Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?

Với quy trình, tiêu chuẩn, quy hoạch chặt chẽ, làm sao có kẽ hở, chứ đừng nói là lỗ thủng trong công tác cán bộ, làm sao đưa con cái lên làm quan?

Sở có 44/46 lãnh đạo bổ nhiệm đúng quy định: 'Tôi băn khoăn'

Sở có 44/46 lãnh đạo bổ nhiệm đúng quy định: 'Tôi băn khoăn'

Tôi hết sức nghi ngờ và băn khoăn với kết luận thanh tra của Bộ Nội vụ - ủy viên thường trực UB Các vấn đề xã hội của QH Lưu Bình Nhưỡng nói.

'Không phải con cháu lãnh đạo, còn lâu mới được đề bạt'

'Không phải con cháu lãnh đạo, còn lâu mới được đề bạt'

Nếu ông không phải là bí thư, bộ trưởng, chủ tịch, còn lâu người ta mới đề bạt con cháu. Con nông dân học giỏi tại sao không xin việc được?

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Thủ tướng vừa ký quyết định thi hành kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ là Nguyễn Duy Thăng và Trần Thị Hà.

Xem thêm: Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt

Thu Hằng