Do tính chất công việc, nhiều công nhân các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam gặp vấn đề với mắt, rối loạn cơ xương khớp và căng thẳng tâm lý.
Thực trạng người lao động tại các DNĐT Việt Nam
Theo Viện Khoa học & Lao động Xã hội (Bộ LĐTB&XH), trong 10 năm qua, số lượng doanh nghiệp điện tử (DNĐT) tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Từ 307 doanh nghiệp năm 2006, đến năm 2015, có tổng cộng 1165 DNĐT đang hoạt động tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16%/năm.
Thống kê của Viện Khoa học & Lao động Xã hội (KH&LĐXH) cũng cho thấy, DNĐT tại Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, có từ 10 – 200 lao động. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp quy mô lớn bắt đầu gia tăng trong những năm gần đây. Điều này là nhờ sự đóng góp của nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước nước ngoài (FDI).
Tiến sĩ Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học & Lao động Xã hội (Bộ LĐTB&XH chia sẻ về thực trạng người lao động tại các DNĐT Việt Nam Ảnh: Trọng Đạt |
Các doanh nghiệp lớn chủ yếu nằm tại khối FDI. Theo đại diện Viện KH&LĐXH: “Có thể khẳng định sự phát triển của các DNĐT Việt Nam chủ yếu nhờ vào việc thu hút các nhà sản xuất đa quốc gia. Trong đó, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng”.
Các DNĐT tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng. Khu vực này chiếm tới 30% DNĐT nói chung và 50% lượng DNĐT FDI nói riêng. Kế đó là khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Những con số thống kê cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ lao động nữ trong các DNĐT ở mức rất cao, chiếm 70% lực lượng lao động. Lượng lao động trẻ chiếm tới 67% tại các doanh nghiệp.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động làm việc tại các DNĐT không cao, 70% người lao động không có bằng cấp, chứng chỉ. Chính vì vậy, 80% các DNĐT gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động kỹ thuật có tay nghề.
Thu nhập bình quân tháng/lao động ngành điện tử trong khu vực FDI cao hơn so với DNĐT nói chung. Theo khảo sát của Viện KH&LĐXH, 80% người lao động trong ngành điện tử thường xuyên phải làm thêm giờ.
Công nhân nhà máy không nhàn như người ta vẫn tưởng
Theo PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y Tế), mọi người hay nghĩ công nhân tại các DNĐT thường xuyên được ngồi điều hoà, nắng mưa không đến mặt. Tuy nhiên, công việc của người lao động tại các nhà máy không nhàn như nhiều người vẫn tưởng.
“Công việc này tuy giản đơn nhưng lặp lại liên tục, việc thao tác với các linh kiện nhỏ yêu cầu sự tập trung chú ý cao. Điều này gây nên căng thẳng thị giác và dẫn đến sự mệt mỏi”.
Buổi tọa đàm Thúc đẩy việc làm bền vững tại các doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam Ảnh: Trọng Đạt |
“Khi ngồi trong thời gian ngắn thì góc độ gập đầu và thân người bị sai lệch không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên trong thời gian dài sẽ gây đau mỏi cổ. Đây là xuất phát điểm của các rối loạn cơ xương khớp”, PGS.TS Doãn Ngọc Hải cho biết.
Người đứng đầu Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường kiến nghị cần quan tâm bố trí thời gian nghỉ ngơi phù hợp cho người lao động. Các DNĐT đều hoạt động sản xuất theo dây chuyền, tuy nhiên nên bố trí nghỉ quãng ngắn giữa ca để đảm bảo vấn đề về sức khoẻ.
DNĐT cần thực hiện tốt việc quan trắc, đảm bảo môi trường lao động, thường xuyên theo dõi tâm sinh lý người lao động và các yếu tố Ecgonomi. Doanh nghiệp cũng nên chủ động bố trí khám sức khoẻ định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
Trọng Đạt
Thị trường viễn thông là điểm sáng kinh tế Việt Nam năm 2017
Năm 2017 cũng ghi nhận các bước tiến rõ rệt của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn nạn như SIM rác, tin nhắn rác.
Việt Nam đăng cai cuộc họp lần 2 Liên minh Viễn thông Châu Á TBD
Cuộc họp của Liên minh Viễn thông Châu Á Thái Bình Dương (APT) diễn ra nhằm chuẩn bị cho Hội nghị toàn quyền của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).
Tạo điều kiện bình đẳng giữa các DN viễn thông
Tại buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Hutchison, Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông phát triển bình đẳng.
Việt Nam lần đầu có Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử
Đây là nơi quy tụ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Chữ ký số và giá trị gia tăng trong giao dịch điện tử tại Việt Nam.
Thăm nhà máy đào tiền điện tử hạng "khủng" ở Nga
Tại một nhà máy ô tô cũ ở phía bắc Moscow, cảnh tượng bên trong giống như một bộ phim khoa học viễn tưởng với giàn máy tính "khủng" dùng để đào tiền điện tử