Covid-19 sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến cách chúng ta làm việc, học tập, sinh sống và vui chơi. Đại dịch toàn cầu đã buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm những lộ trình kỹ thuật số mới và chuyển đổi các quy trình truyền thống thành quy trình số để duy trì sự nhanh nhạy uyển chuyển. Khi chúng ta hướng tới tương lai và dần thích ứng với các yêu cầu thay đổi, các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề phát triển của ngành sản xuất và công nghiệp 5.0 đã tăng mạnh.

Trong chiến lược quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách liên quan đến công nghiệp 4.0. Chiến lược này đặt mục tiêu tới năm 2030 Việt Nam đạt mức đóng góp của nền kinh tế số cho GDP tới 30%, hình thành các đô thị thông minh tại các khu kinh tế trọng điểm trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam, cùng các sáng kiến khác. Chiến lược cũng xác định một số công nghệ sẽ được ưu tiên phát triển như công nghệ robot, vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và blockchain.

{keywords}
Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Kinh doanh khu vực Đông Nam Á (SEA), Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương.

Điều thú vị là khi Việt Nam đang thảo luận về công nghiệp 4.0, hiện nay trên thế giới bắt đầu có những cuộc thảo luận về khái niệm công nghiệp 5.0. Theo các chuyên gia, chúng ta cần xác định bước đi tiếp theo là gì và liệu chúng ta đã sẵn sàng cho công nghiệp 5.0 hay chưa. Nhưng đây là một câu hỏi khó, vì các chủ thể trên thị trường dường như có những phản ứng và tầm nhìn khác nhau về công nghiệp 5.0. Thêm vào đó, như đồng nghiệp của tôi, anh Mark Wheeler, Giám đốc Giải pháp chuỗi cung ứng tại Zebra Technologies sẽ chỉ ra, chúng ta vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của công nghiệp 4.0.

Công nghiệp 5.0 là gì?

Theo Ủy ban Châu Âu, các mục tiêu chính của công nghiệp 5.0 là tính bền vững, lấy con người làm trung tâm và khả năng chống chịu. Công nghiệp 5.0 phải mang lại tầm nhìn về một nền công nghiệp không chỉ lấy hiệu quả và năng suất làm mục tiêu duy nhất, mà còn tăng cường vai trò và đóng góp của công nghiệp cho xã hội. Tuy nhiên, Đại học Deakin, Úc tin rằng công nghiệp 5.0 sẽ đưa người công nhân trở lại làm việc tại nhà máy. Công nghiệp 5.0 thường được thể hiện như một kỷ nguyên mới hoặc một cuộc cách mạng, nhưng các cuộc cách mạng công nghiệp chưa từng bắt đầu hay kết thúc vào một ngày tháng cụ thể. Thay vì xem xét riêng biệt, chúng ta nên coi công nghiệp 4.0 và 5.0 như các thực thể đan xen, có kết nối tự nhiên và không ép buộc. Hơn nữa, khi các mục tiêu và giá trị của công nghiệp 5.0 chưa được thiết lập rõ ràng, các nhà sản xuất và các nhà cung cấp chuỗi cung ứng khác nên tập trung vào việc tối đa hóa lợi ích của công nghiệp 4.0.

Vẫn còn chặng đường dài hướng tới công nghiệp 4.0

Tái tạo hoàn toàn thế giới vật chất trong môi trường kỹ thuật số là một trong những tham vọng lớn của công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, đây vẫn còn là mục tiêu xa vời đối với nhiều công ty và doanh nghiệp. Theo ước tính, vào năm 2025 sẽ có hơn 41 tỷ thiết bị Internet of Things (IoT) hoạt động. Công nghệ này đang nhanh chóng trở thành một lĩnh vực công nghiệp mới, với khái niệm IoT công nghiệp (IIoT). Từ nay đến năm 2030, thị trường digital twin (bản sao kỹ thuật số) tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) dự kiến sẽ có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Digital twin là thuật ngữ chỉ một chương trình máy tính sử dụng dữ liệu thế giới thực để tạo ra các bản mô phỏng có thể được sử dụng để dự đoán về cách thức vận hành của một sản phẩm hoặc quy trình. Các chương trình này có thể tích hợp IoT, trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích phần mềm để nâng cao kết quả đầu ra. Sự tăng trưởng này của thị trường bản sao kỹ thuật số có được là nhờ các khoản đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực CNTT, sự thịnh vượng kinh tế, và ngày càng nhiều sáng kiến của chính phủ các nước thúc đẩy việc triển khai AI và IoT cũng như những tiến bộ công nghệ.

{keywords}
Ứng dụng công nghệ thị giác máy trong sản xuất - (Ảnh: Máy quét thông minh VS70 của Zebra)

Mặc dù có nhiều thách thức liên quan đến việc hiện thực hóa một hệ thống kết nối giữa thế giới thực và ảo, nhưng có nhiều cách để biểu diễn thế giới thực trong thế giới số. Trong giai đoạn đầu của quá trình kết nối thực-ảo, bạn cần có khả năng hiển thị giám sát đầy đủ hệ thống tài sản, trang thiết bị của mình. Xác định tài sản, trang thiết bị của bạn có những gì và biết chúng nằm ở đâu trong thời gian thực giúp ngăn ngừa mất mát và thất lạc, hai yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính liên tục và mức độ sử dụng tài sản, trang thiết bị. Sau khi hoàn tất bước này, bạn có thể nâng cấp độ thông tin để xác định tình trạng tài sản, trang thiết bị của mình. Vị trí của tài sản, trang thiết bị là dữ liệu có giá trị nhưng chưa đủ. Dữ liệu này cần được khai thác cùng với các công nghệ như cảm biến nhiệt độ, thị giác máy và nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), theo thời gian thực để hiểu đầy đủ về trạng thái của tài sản, trang thiết bị. Ví dụ: biết được sản phẩm A không được cất giữ trong giải nhiệt độ chính xác hoặc thiết bị B sắp hết pin có thể giúp ra quyết định và tiết kiệm thời gian.

Dẫn dắt trên tuyến đầu

Hầu hết các nhà sản xuất đều cho rằng năng lực tùy chỉnh hàng loạt có giá trị kinh doanh rất lớn vì giúp tiết kiệm và giảm lãng phí. Tuy nhiên, năng lực này đòi hỏi phải có thông tin chính xác về nhu cầu và phải được đối chiếu với năng lực của nhà cung cấp. Những vấn đề cụ thể về vận hành trong công nghiệp 4.0 sẽ phát sinh khi bạn đi sâu tìm hiểu về việc bạn nên đầu tư vào đâu để đạt được khả năng tùy chỉnh hàng loạt, vì quan điểm của mọi người không giống nhau. Ngoài ra, các thuật ngữ như “tùy chỉnh hàng loạt” và thậm chí thuật ngữ “số hóa” cũng là những thuật ngữ tương đối mơ hồ. Trước đây, việc số hóa vận hành chỉ bao gồm định vị tài sản trang thiết bị, nhưng tới nay đã mở rộng để bổ sung thêm vị trí và tình trạng.

Về mặt lý thuyết, số hóa hàng loạt là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích như khả năng hiển thị giám sát xuyên suốt các quy trình, phân xưởng và nhà máy, cung cấp một lượng thông tin vận hành khổng lồ. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cần nguồn lực và sự liên kết giữa các bộ phận chức năng. Các công nghệ sẵn có này phải được triển khai tại những nơi có thể mang lại giá trị cao, để thúc đẩy nhanh quá trình tạo giá trị cho vận hành. Vấn đề không phải là công nghệ - trên thị trường thường xuyên xuất hiện các công nghệ mới với giá thành hạ như Wi-Fi 6, 5G. Vấn đề nằm ở vai trò của lãnh đạo. Thế giới công nghệ thông tin (CNTT) và thế giới công nghệ vận hành (OT) đều có những công nghệ, mục tiêu, ngân sách và kỹ năng riêng của mình, vì vậy rất khó tạo ra một giải pháp có thể mang lại giá trị cho tất cả các bên. Nói cách khác, trở ngại chính là tổ chức đổi mới sáng tạo xuyên suốt trải dài trên nhiều phòng ban.

Mặc dù có nhiều kỳ vọng đang được đặt vào tiềm năng của công nghiệp 5.0, nhưng việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm là xây dựng nền tảng vững chắc thông qua công nghiệp 4.0 để nâng cao khả năng hiển thị giám sát và phản hồi. Sau khi có nền tảng vững chắc, các doanh nghiệp mới nên xem xét phát triển sang giai đoạn tiếp theo vào thời điểm thích hợp.

Để tìm hiểu thêm về số hóa môi trường sản xuất, vui lòng truy cập: www.zebra.com.

Phương Dung