Khi Viettel Solutions mới áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt ở cửa kiểm soát, chị Hà – một nhân viên của công ty này, thường kéo khẩu trang thấp xuống lúc đi qua để máy có thể “đọc” được toàn bộ khuôn mặt của mình. Sau một thời gian, chị Hà phát hiện là các đồng nghiệp khác vẫn đi qua cửa kiểm soát, không cởi hoặc kéo thấp khẩu trang mà barrie vẫn mở. Máy “đọc” tốt kể cả khi người dùng đeo khẩu trang và điều này khiến chị bất ngờ.

Theo ông Lê Thành Công, Phó TGĐ Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions), công nghệ khiến chị Hà ngạc nhiên ấy chỉ là NIST 1:1 – mức khởi đầu trong các bài đánh giá của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST). Nói một cách đơn giản, công nghệ này cho phép xác định một người ở cổng vào và so sánh với chính họ ở cổng ra.

{keywords}

Trong khi đó, công nghệ nhận diện khuôn mặt của Viettel đã phát triển hơn rất nhiều mức khởi đầu và đã lên mức công nghệ định danh FRVT 1:N. Theo đó, công nghệ nhận diện khuôn mặt của Viettel có thể xác định được một người giữa không gian rộng lớn, bao gồm cả những đám đông.

{keywords}

Tại Việt Nam, Viettel Solutions là doanh nghiệp đầu tiên vượt qua các tiêu chí khắt khe của NIST, trở thành nhà cung cấp nhận diện khuôn mặt FRVT 1:N, theo chuẩn NIST đầu tiên tại Việt Nam. Theo ông Lê Thành Công, thành tựu này không chỉ là niềm vui, niềm tự hào của Viettel mà còn là sự ghi nhận của thế giới với năng lực công nghệ Việt.

{keywords}

Thực tế, nhận diện khuôn mặt không phải công nghệ mới. Ngay tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã triển khai công nghệ này, nhưng hiếm nhà cung cấp nào có được sự chứng nhận về chuẩn chất lượng của một tổ chức có uy tín. Cũng vì thế, các kỹ sư của Viettel Solutions muốn công nghệ của họ được chứng thực. Và trên thế giới, chứng nhận của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) là một địa chỉ uy tín được thế giới công nhận.

“Chính vì thế, chúng tôi quyết tâm đạt được chứng thực đó, vượt qua các bài test với mong muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được cả trong nước và trên thế giới”, ông Lê Thành Công nhấn mạnh.

“Các bạn trong nhóm lần đầu tham gia, nghe tới tiêu chuẩn Mỹ thì cũng khá e dè. Rồi sau đó, lại nghe kinh nghiệm từ một số công ty khác thì thấy rất khó”, ông Lê Thành Công chia sẻ.

Tuy nhiên, các kỹ sư của Viettel đã vượt qua tất cả các thử thách. Việc trở thành doanh nghiệp Việt đầu tiên vượt qua bài kiểm tra khó nhất trong các bài đo lường nhận diện gương mặt của NIST (FRVT 1:N) không chỉ là vinh dự của Viettel mà còn giúp khẳng định rằng các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam có thể cạnh tranh với thế giới. Ngoài ra, nó cũng góp phần khẳng định khả năng nghiên cứu, khả năng làm chủ công nghệ của Viettel Solutions, một trong những Tổng công ty đại diện cho Tập đoàn Viettel thực hiện sứ mệnh Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số.

Ông Lê Thành Công cho biết đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt vượt qua bài test 1:N của NIST. Công nghệ này cho phép nhận ra một người giữa không gian rộng, giúp phát huy hiệu quả ở sân bay, biên giới hay trên các tuyến đường phố đông đúc. Giải pháp này phức tạp hơn rất nhiều so với công nghệ bài toán 1:1 mà hiện nay chỉ một số ít nơi ở Việt Nam đang được trang bị.

{keywords}

Nói về các ứng dụng của công nghệ nhận diện khuôn mặt mà Viettel Solutions đang phát triển, ông Lê Thành Công nhấn mạnh công nghệ chỉ là một phần của sản phẩm. Công nghệ giúp xây dựng được một sản phẩm tốt nhưng để tới đích cuối, cần có sự đồng bộ về hệ thống và dữ liệu lớn.

“Để giải pháp toàn diện và đưa vào cuộc sống, bên cạnh dữ liệu, chúng ta phải có hệ thống camera để thu thập hình ảnh ở những điểm thiết yếu. Trong trường hợp truy tìm tội phạm, hệ thống sẽ tự động cảnh báo và truyền dữ liệu, thông tin cho bên an ninh để kịp thời xử lý trong trường hợp tội phạm nguy hiểm. Ở mức thấp hơn, ứng dụng cho phép ghi lại lộ trình của đổi tượng”, Phó TGĐ Viettel Solutions cho biết.

{keywords}

Bên cạnh đó, sản phẩm có thể được sử dụng ở lối ra vào công sở, các tòa nhà, cơ quan để giúp việc quản lý trở nên dễ dàng hơn. Nó cũng cho phép việc tiếp đón “khách quen” trở nên dễ dàng và chuyên nghiệp hơn, tạo trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Tuy nhiên, đằng sau những ứng dụng, việc chủ động phát triển công nghệ hàng đầu thế giới còn tạo cho Viettel nói riêng và Việt Nam nói chung năng lực cạnh tranh với thế giới. Nó cũng giúp Viettel và doanh nghiệp Việt làm chủ được công nghệ, tránh nguy cơ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

“Hiện tại, trao đổi công nghệ đang diễn ra khá đơn giản và mở nhưng về tương lai, sẽ không biết như thế nào. Chính bởi lẽ đó, Viettel làm chủ công nghệ để tạo năng lực cạnh tranh một cách bền vững”, ông Lê Thành Công nhấn mạnh.

Trần Long