Kết nối sức mạnh trong nước, sẵn sàng vươn ra thế giới
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cuối năm 2019, kinh tế tư nhân chiếm 42% GDP và đóng góp 30% thu ngân sách, tạo ra 85% việc làm cho nền kinh tế. Và đến năm 2030 theo dự báo thì kinh tế tư nhân sẽ chiếm 60% GDP trong tỷ trọng nền kinh tế.
Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng hơn 500.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cộng đồng DN Việt đã và đang tạo ra một đội ngũ doanh nhân đầy nhiệt huyết và giàu năng lực. Tuy nhiên, 90% DN nước ta là DN vừa và nhỏ nên thường vận hành theo cách truyền thống, thiếu tính liên kết giữa các DN.
Hầu hết các DN Việt hiện nay đều mong muốn DN của mình có thể phát triển ở những thị trường lớn hơn. Các doanh nhân cũng hy vọng có thể đưa sản phẩm, dịch vụ của nước ta đến với quốc tế. Nhưng việc thâm nhập một thị trường mới là điều không dễ dàng, DN sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn liên quan đến luật pháp, thói quen, hành vi khách hàng hay tôn giáo… Vì thế, việc liên kết các DN trong và ngoài nước để hỗ trợ nhau luôn là điều cần thiết.
Đơn cử như thị trường Mỹ, là thị trường được các DN Việt nhắm tới với hy vọng có thể khẳng định được sản phẩm, dịch vụ của mình. Tại Mỹ, nhằm đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu, một số cơ quan Nhà nước và Liên bang có ban hành các quy định và yêu cầu về chất lượng. Các quy định này ở mỗi bang khác nhau, khác nhau ở mỗi ngành nghề. Những quy định này không thể hiện cụ thể trong hợp đồng mà DN ký kết nên không dự đoán được những vấn đề pháp lý.
Chính vì thế, nếu có mạng lưới doanh nhân Việt ở thị trường Mỹ hỗ trợ thì DN ở Việt Nam có thể giảm bớt được gánh nặng về thủ tục, thời gian cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và tránh được những rủi ro không đáng có liên quan đến khâu sản xuất, thiết kế bao bì sản phẩm hay vận chuyển hàng hóa.
Đoàn kết nội bộ, nắm bắt xu thế, tận dụng thời cơ
Không chỉ thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường trong nước cũng khiến không ít doanh nhân phải “đau đầu”. Như việc một DN kinh doanh thực phẩm tại miền Bắc đang muốn thâm nhập ra thị trường miền Nam nhưng không có sự thấu hiểu văn hóa, thói quen, sở thích cũng như kênh tiếp cận thông tin của khách hàng thì tỷ lệ thành công rất thấp. Để thực hiện được khâu tổng hợp thông tin DN sẽ mất nhiều thời gian hơn, làm chậm kế hoạch, thậm chí đánh mất cơ hội phát triển nếu DN đối thủ “nhảy” vào nhanh hơn.
Nếu DN có thể kết hợp, liên kết với những DN cùng ngành trong thị trường miền Nam ở cùng mạng lưới trong cộng đồng doanh nhân để tìm hiểu thị trường, cung ứng hàng hóa, tiếp cận khách hàng mục tiêu thì DN có thể tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch và tỷ lệ thành công khi thâm nhập cũng cao hơn nhiều so với việc “đơn phương độc mã” khi vào thị trường mới.
Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam đã thành lập Cộng đồng Doanh nhân CEO Việt Nam Global (CVG), mục tiêu là nơi kết nối hệ thống doanh nhân, để phát triển DN của doanh nhân ngày càng vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Cộng đồng doanh nhân CEO Việt Nam Global được thành lập với sứ mệnh kết nối cộng đồng doanh nhân Việt Nam trên toàn thế giới.
Ông Ngô Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global cho biết, khi trở thành thành viên của Cộng đồng Doanh nhân CVG, các chủ DN được tham gia vào hệ sinh thái CEO Việt Nam để có cơ hội đầu tư, trải nghiệm bằng cách tham gia cấu trúc vốn vào các công ty con thuộc hệ sinh thái CEO Việt Nam.
Khi thị trường phát triển nhanh chóng theo hướng chuyển đổi số như hiện nay thì việc nắm bắt, nhạy bén với thông tin, thị trường là điều cần thiết. Các chủ DN muốn nâng cao khả năng cạnh tranh cần có chung một cộng đồng để kết nối, trao đổi và hỗ trợ nhau, giúp thỏa mãn thị trường trong nước và vươn ra quốc tế, chinh phục khách hàng toàn cầu.
Cộng đồng Doanh nhân CEO Việt Nam Global Website: congdongdoanhnhancvg.com.vn Hotline: 0986 77 66 22 |
Doãn Phong