Theo Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ, công chức không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Còn Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

{keywords}
Từ năm 2021, Cán bộ, công chức, viên chức sẽ được quyền kinh doanh ngoài phạm vi công việc họ đang đảm nhận để tăng thêm thu nhập

Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ 1-1-2021) quy định Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Do vậy, không phải mọi cán bộ, công chức đều không được góp vốn vào doanh nghiệp, chỉ có những người đứng đầu hoặc cấp phó mới không được góp vốn vào doanh nghiệp trong phạm vi những ngành, nghề mà người này trực tiếp quản lý.

Cán bộ, công chức, viên chức cũng giống như các đối tượng cá nhân khác hoàn toàn được quyền kinh doanh khác ngoài phạm vi công việc họ đang đảm nhận để tăng thêm thu nhập.

Đối với quyền góp vốn vào công ty, họ vẫn được quyền thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần của công ty, trừ một số đối tượng nhất định theo quy định của pháp luật.

(Theo NLĐ)