Cũng một kiếp người sao người ta sung sướng vậy, còn mình khổ mãi. Mẹ không mơ ước cái gì xa xôi chỉ mong cơm đủ ngày ba bữa.

Ngồi nhìn những đống gạch đổ nát đã lâu ngày, bên trên mọc đầy cỏ hoang mà lòng tôi dâng trào cảm xúc, có cái gì đó xa cũ vọng về. Lặng nghe cái giá lạnh vô hình, rồi móng vuốt của giá băng cào xé, tôi như lạc vào thảo nguyên hoang dại của tưởng tượng và kí ức.

Đôi mắt tôi mơ màng hẳn, mọi vật cứ như mờ đi trong làn sương lạnh. Tôi ngược dòng sông kí ức tìm về những ngày tháng mà ngay cả lớp bụi thời gian cũng không thể xóa nhòa.

{keywords}

Ngày ấy, một ngày cuối hạ gia đình tôi gói gém đồ đạc chuyển từ Đăk Lăk sang Gia Lai sinh sống, số tiền mượn được của Dì đủ để mua mảnh đất nho nhỏ và che một ngôi nhà giấy dầu cho gia đình tôi sống tạm qua ngày. Lúc đó tôi mới 7 tuổi. Có lẽ những đứa trẻ con nhà nghèo bao giờ cũng lam lũ, chịu khổ và hiểu đời từ rất sớm.

Tôi không sao quên được những ngày đầu tiên trên mảnh đất Gia Lai đầy nắng gió và lạ lẫm, gia đình tôi đói khát đến nỗi cháo cũng không có để ăn , mẹ tôi phải cắp bao cám con cò đi từ nhà này qua nhà khác để mượn gạo hay dầu hỏa về để thắp, người ta cho mượn một lần hai lần nhưng không thể cho nhà tôi mượn mãi. Mỗi lần tay không trở về tôi thấy mắt mẹ đỏ hoe, có lẽ mẹ khóc trên đường về? Chắc mẹ tuổi phận và thương chúng tôi . Mẹ bảo:

- Cũng một kiếp người sao người ta sung sướng vậy, còn mình khổ mãi. Mẹ không mơ ước cái gì xa xôi chỉ mong cơm đủ ngày ba bữa.

Nhưng với gia đình tôi lúc đó cháo cũng không có để ăn, làm sao có cơm ngày ba bữa. Mùa mưa năm ấy kéo dài cả tháng, chị tôi thường nhìn ra ngoài mưa thở dài rồi rên rĩ :

- Mưa chi mà thối đất thối cát.

Đôi mắt mẹ tôi lại chứa đầy nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền.

Những ngày mưa mẹ tôi mua nợ được đâu đó ít tấm, rồi lúc trời hửng ráo chị tôi ra vườn moi được vài củ khoai lang về nấu cháo tấm khoai lang rồi chia nhau húp. Trời tạnh hẳn chị tôi lại đi mót bắp, khoai còn sót lại trên rẫy của người BaNa hay xuống ruộng xúc vài con cua, con rạm về nấu canh, bữa cơm ngày đói một phần cơm hai phần khoai, sắn. Nhưng quay quần bên nhau rất vui vẻ, tiếng cười nói rộn vang. Có lẽ lúc đó chúng tôi còn nhỏ quá nên chưa biết tủi thân là gì.

Thằng Út mới biết đi chập chững, mặc độc cái áo mảnh tím, mảnh hồng, cả người săn lại vì lạnh, cái đầu nó cũng săn nữa, đôi mắt nó tròn to, cổ nó ngắn hay vì nó tròn quá không nhìn thấy cổ, gia đình tôi thường gọi nó là “hột mít”. Nó chạy quanh mâm ăn cầm quả lựu đạn nhặt được đâu đó còn sót lại từ thời chiến tranh, nhưng đã đã hết thuốc nổ, ném rầm vào lưng chị tôi, làm chị tôi gần tắt thở, chị tôi bỏ chén cơm, thở hổn hểnh, chắc là đau lắm. Còn nó thụt cổ lại như con rùa chạy đi tìm chỗ trốn vì cu cậu sợ chị tôi tóm được, cả người cu cậu săn tít lại.

Căn nhà tôi ở làm bằng phênh tre, trên lợp giấy dầu đã đổ nát, ngày nắng nhìn lên trần nhà đôi lúc có cảm giác như đang nằm dưới trời đêm có trăng và đầy sao. Giấy dầu màu đen bị rách nhiều lổ, li ti có, bằng ngón tay có, bằng ngón chân có, nếu rách to hơn một chút có thể thấy cả mặt trời chói vào mắt mình. Khi căn nhà giấy dầu không thể che mưa, che nắng được nữa ba mẹ tôi đi vay, đi mượn để cất một ngôi nhà gạch nho nhỏ, tuy chật hẹp nhưng còn tốt hơn rất nhiều so với căn giấy dầu đã rách nát. Nhưng gia đình tôi không đủ tiền trả cho chủ vật liệu, người ta đến làm ầm ỉ, đòi xiết nhà. Mẹ tôi đương đầu năng nỉ, mặc cho họ mắng, họ chữi, họ mạt sát. Phải chăng nghèo là một cái tội ?. Đêm đêm mẹ tôi lại than thở rồi khóc ướt gối, đôi mắt mẹ mờ dần không còn nhìn rõ chữ và cũng không tự xâu chỉ được nữa.

Khi sương mù giăng kín cả lối đi vào mỗi sáng sớm, cái lạnh không còn se se nữa mà cắt da, cắt thịt, thì những đồi cà phê cũng không muốn xanh mà bắt đầu chín đỏ. Mùa thu hoạch cà phê bắt đầu. Chị em tôi cùng chúng bạn cắp bao đi mót, đó là nguồn thu duy nhất của những đứa trẻ con nhà nghèo như chúng tôi. Mùa thu hoạch cà phê tôi thường lạc lối trong những đám gai ngủ ngày, cỏ hoang, chị tôi đi tìm cõng tôi về, nằm trên lưng chị tôi thấy êm êm khó tả. Lớn hơn một chút, tôi tự đi mót cà phê một mình hoặc đi với đám bạn cùng trang lứa, không cần chị dắt đi nữa. Mặt trời vừa ló lên sau núi, chưa kịp xé tan lớp sương mù dày đặc để những tia nắng đầu tiên của một ngày mới lộ ra, thì tôi đã mò mẫm đi mua bánh cam hoặc xôi đậu mang theo để ở lại cả ngày.

Đến đám tôi nhào vô gốc, nhặt lia nhặt lịa như gà mổ thóc, không hề để ý quần áo tôi đã ướt sũng vì lớp sương đọng trên lá quá nhiều. Tới trưa, tôi lót bao dưới gốc cà phê nằm ngủ, mặc cho sâu ngứa, mặc cho rắn rít có thể rình rập nếu tôi xui xẻo, nhưng tôi vẫn ngủ ngon lành vì quá mệt. Chiều đến, tôi lại cố gắn mang gần nữa bao cà phê băng rừng tràm gần 2 km để về nhà, tôi không biết có nặng quá so với sức của tôi không?, nhưng tôi vẫn mang trên vai cố gắn lê về vì đó là thành quả tôi cố gắn cả ngày, từng bước đi nặng nhọc nhưng miệng tôi vẫn hát những khúc nhạc vàng mà tôi nghe lõm được trong băng các sét của chú hàng xóm. Tôi không biết tâm hồn tôi có già sớm quá không?, nhưng thật sự tôi đã mê nhạc vàng từ đó, từ lúc tôi mười tuổi.

Tôi có một đứa bạn thân thuở nhỏ, tôi lớn hơn nó một tuổi, đi đâu tôi cũng rủ nó theo, nhà nó dù nghèo nhưng ít con nên được mẹ yêu thương, chăm sóc kỉ hơn tôi. Mỗi lần đi mót cà phê, mẹ nó chuẩn bị cho nó nhiều món hậu hỉnh hơn món bánh cam và xôi đậu của tôi. Mẹ nó khéo léo chiên cho nó vài miếng chả cá thơm phức bỏ vào hộp cơm. Ôi ! chả cá, cái món mà ngày còn nhỏ tôi thèm nhất, chỉ cần nghĩ đến thôi là tôi nuốt nước miếng ừng ực, Nhưng mẹ tôi chẳng bao giờ cho tôi ăn thứ ấy, mẹ bảo :

- Hồi xưa ở Đăk Lăk mẹ cũng đi bán cá, cá ươn ruồi lằn bu tùm lum, mẹ bán không hết, nhưng cứ chiều tối người ta lại đi tìm mua giá rẻ về xay làm chả. Xay xong cho gia vị vào nên có mùi thơm vậy thôi, ăn không khéo đau bụng lại khổ.

Tôi không cần biết cá ươn hay cá thối chỉ cần nghe mùi thơm của nó mỗi lần chiên lên là tôi quên hẳn lời mẹ. Mẹ không mua cho ăn, tôi cũng không có tiền thế là tôi chỉ biết dụ dỗ con bé nhà hàng xóm :

- Ê Bé ! hay giờ mình dừng lại ăn cơm đi, trưa ăn bánh cam của tao, tao mua hai cái, cho mày một cái, tao một cái.

Con bé ấy luôn nghe lời tôi, tôi nói gì nó cũng răm rắp, đôi khi nhà nó ăn gì nó cũng lén để phần cho tôi. Thế là nó dừng lại lấy cơm ra hai đứa cùng ăn, nó còn chia cho tôi phần nhiều hơn nó, hai đứa ăn xong lại hát nghêu ngao đi về phía nhà ông Hai, nơi có những đám cà phê bạc ngàn.

Đến trường, tôi lại ao ước được như chúng bạn, được cha mẹ chỡ đi học, được mặc những chiếc váy xanh, đỏ, tóc thắt bím điệu đà. Và mỗi sáng được mẹ cho năm trăm đồng hay một ngàn đồng ăn quà vặt. Nhìn chúng nó tôi thấy mình nhỏ bé, hèn mọn làm sao? Cái khoảng cách vô hình giữa giàu và nghèo cũng ghê gớm thật !. Tôi có cảm giác như mình không bao giờ với tới, nếu được chơi chung cũng chỉ đi sau làm cái bóng cho tụi nó. Một ngày nọ, tôi mặc chiếc quần sọt màu vàng của em trai đi học, đó là chiếc quần ba tôi mua từ Sài Gòn trong một lần vào thăm bác tôi, tôi thấy nó không tệ vả lại còn mới, có điều dưới ống có những sợi tua lủng lẳng nhìn hơi rối. Thế là cả lớp được thể châm chọc tôi, những đôi mắt không thân thiện chút nào, con bạn cùng bàn lấy một tay che mũi và miệng lại như thể động phải cái gì kinh tởm lắm, bàn tay nó xua xua khiến tôi có cảm giác nó giống như mấy bà địa chủ ngày xưa. Cổ họng tôi nghẹn lại, mắt rơm rớm nước, thì có một đứa bước lại gần tôi cất giọng:

- Bữa nay mặc quần sooc hả ?

Đó là Thời, một bạn đứa trai cùng lớp với tôi, nó nhìn tôi và cười rất tươi khiến cho đôi mắt nó không giấu được hết tình cảm, Tôi biết đó không phải là lòng thương hại. Suốt buổi học hôm đó nó cứ nhìn tôi rồi tủm tỉm cười, hình như nó thấy có gì đó thú vị.

Thời lớn hơn tôi một tuổi, nó sống cùng cha ruột và mẹ ghẻ, gia đình nó buôn bán nên cũng khá giả, nhưng mẹ ghẻ không thương nó, lâu lâu lại đâm thọc vài câu rồi xúi giục cha nó đánh nó, mỗi lần như vậy nó bỏ trốn, nhưng trốn đâu không trốn lại vào nhà tôi trốn, nó dắt theo đứa em cùng cha khác mẹ là thằng Quốc, hai đứa nó cùng trang lứa lại học chung lớp nên thân nhau. Mỗi lần trốn vào nhà tôi tụi nó lại hái quả su su luộc chấm nước mắm ăn ngon lành.Thời luôn bảo vệ tôi, ấy là những ngày tôi đi học muộn, mấy đứa không cho tôi vào lớp, nó chỉ thẳng mặt bọn đó cảnh cáo:

- Đứa nào dám bắt nạt con Thời là tao đánh đứa đó !

Mấy đứa kia sợ quá im re, không dám nói tiếng nào, bởi vì Thời lớn hơn tụi tôi, vã lại nó được cô giáo chủ nhiệm thương nên ai cũng sợ. Mỗi giờ ra chơi cô chủ nhiệm lại gọi nó ra bắt chấy cho nó, bạn đừng ngạc nhiên bởi vì cái thời đó cách đây mười lăm năm loài chấy vẫn chưa bị tiệt chủng như bây giờ. Rồi hai cô trò nói chuyện với nhau, họ nói những gì thì tôi không rõ.

Nhưng nghĩ hè năm ấy nó không từ mà biệt, nó đi đâu tôi cũng không biết, tôi nghe người ta đồn là nó về quê sống với mẹ ruột , bao nhiêu năm qua tôi vẫn âm thầm nghe ngóng tin tức về nó, nhưng không nghe được gì. Cái tên Tô Ngọc Thời sẽ mãi là kí ức mỗi khi tôi nghĩ đến.

Thấm thoát cũng mười mấy năm trôi đi, mọi thứ giờ đã khác. Ngôi nhà gạch nhỏ ngày nào đã được thay thế bằng ngôi nhà thái khang trang, tôi bây giờ không phải là con bé nhà nghèo , lấm lem , thèm khát một chiếc váy, một chiếc kẹp tóc hay một con búp bê bằng nhựa… nhưng sao mỗi lần được nghĩ học trở về tôi lại thấy trống trãi, lạnh lẽo vô cùng ? Những lúc ấy tôi lại tìm về quá khứ, tìm về để rồi sụt sùi. Còn đâu những góc tối để tôi chui vào đó?. Còn đâu tiếng cười nói rộn ràng của chị em tôi, bây giờ mỗi người mỗi ngã?. Còn đâu những bữa cơm độn khoai, sắn với canh rau lang nấm mối ? Còn đâu những người bạn thuở hàn vi đầy chân tình? ….

Tôi miên man rồi trở về với thực tại, trở về với căn nhà rộng lớn nhưng quanh quẩn chỉ có tôi, ba mẹ và thằng Út. Trở về với cái chức vị “tiểu thư hờ” của tôi. Nhưng tôi mãi không bao giờ quên mình từng là đứa trẻ con nhà nghèo.

Nguyễn Thị Thái – MS 522
(Bài dự thi Đôi mắt và cuộc sống)

{keywords}
Được sản xuất bởi công nghệ hiện đại từ Canada, pms-Super MaxGo có công thức ưu việt cung cấp dưỡng chất đồng bộ cho các bộ phận của mắt, là một liệu pháp khoa học cần thiết để hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt một cách hữu hiệu, giúp cung cấp các vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mắt, ngăn ngừa tiến trình lão hóa mắt và tăng cường thị lực, hỗ trợ các chứng bệnh về mắt.

Là sản phẩm uy tín của nhà sản xuất và phân phối lớn với số lượng và hàm lượng các chất trong công thức phù hợp pms-Super MaxGo là sản phẩm phù hợp với các đối tượng như người thường xuyên sử dụng máy vi tính, các thiết bị điện tử, người làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, người trung niên và người già, người ăn uống thiếu dưỡng chất cần thiết cho mắt, người hay thức khuya, tư thế làm việc không hợp lý, học sinh, sinh viên học nhiều với cường độ cao?

Viên bổ mắt pms-SuperMaxGO hân hạnh tài trợ cuộc thi Đôi mắt và cuộc sống. Mọi thông tin về sản phẩm, truy cập: www.pms-supermaxgo.comhoặc liên hệ Hotline 1900.5555.79.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.