Nhắc đến những người đẹp một thời ở miền Bắc đầu thế kỷ 20 không thể thiếu Vi Kim Ngọc - con gái của vị Tổng đốc Hà Đông - Vi Văn Định (1878-1975). Nhan sắc của bà từng khiến bao công tử nhà giàu say đắm.

Bà Vi Kim Ngọc là phu nhân của cố Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên.

Nhan sắc con gái quan nhất phẩm triều Nguyễn

Tổng đốc Vi Văn Định thuộc đời thứ 13 của một dòng họ lớn người Tày được triều đình giao trọng trách trấn giữ biên cương tại Lạng Sơn.

Thời Nguyễn, cụ làm quan, từng được cử đảm nhiệm nhiều trọng trách: Tri châu Lộc Bình, trợ tá tỉnh vụ Lạng Sơn, Tuần phủ tỉnh Hưng Yên, Tổng đốc tỉnh Thái Bình, cuối cùng là Tổng đốc Hà Đông (tương đương hàm quan nhất phẩm của triều Nguyễn).

{keywords}
Tổng đốc Vi Văn Định (1878 - 1975).

Năm 1942 cụ quyết định xin nghỉ hưu, đưa cả gia đình về Hà Nội sống trong căn biệt thự bên hồ Hale (Hà Nội).

Sau này, cụ đi theo cách mạng, là Ủy viên Trung ương Hội Liên Việt. Kháng chiến thành công, cụ Vi Văn Định về sống ở Hà Nội, làm Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

{keywords}
Gia đình cụ Vi Văn Định ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang năm 1948. Trong ảnh: Người chống ba-toong là cụ Vi, người đứng bên phải là GS Hồ Đắc Di; đứng hàng sau, bên trái là TS Nguyễn Văn Huyên; cùng ba thiểu thư nhà họ Vi: Vi Kim Ngọc, Vi Kim Phú, Vi Nguyệt Hồ. 

Cụ có 3 người vợ và 17 người con. Thời điểm làm Tổng đốc Thái Bình, gia đình cụ được xếp vào hàng giàu có bậc nhất đất này.

Cụ Vi Văn Định còn nổi tiếng bởi có cô con gái nổi tiếng xinh đẹp, giỏi cầm kỳ thi họa tên Vi Kim Ngọc (SN 1916 - 1988).

Từ thưở thiếu thời, cô gái Vi Kim Ngọc nổi tiếng khắp vùng vì nhan sắc xinh đẹp và sự tài hoa, cử chỉ đoan trang, đặc biệt có nụ cười tươi tắn, rạng rỡ.

{keywords}
Ảnh cưới năm 1936 của bà Vi Kim Ngọc và GS Nguyễn Văn Huyên.

Bà sinh ra trong gia đình quyền thế, có cuộc sống trong nhung lụa nhưng vô cùng khuôn phép dưới sự giáo dục nghiêm khắc của người cha.

PGS-TS Nguyễn Văn Huy (SN 1945 - nguyên Giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam) con trai út vợ chồng GS Nguyễn Văn Huyên - Vi Kim Ngọc, cho biết: “Dì Kim Phú (em gái bà Vi Kim Ngọc, vợ GS Hồ Đắc Di) thường kể, ở tuổi mười tám, mẹ tôi và dì được mệnh danh là ngôi sao tỉnh Thái Bình vì nhan sắc diễm lệ.

Năm 1935, một nhiếp ảnh gia vô tình gặp chị em bà Vi Kim Ngọc trong hội chợ, đã đưa máy lên chụp và gửi đăng báo.

Không ngờ, bức ảnh này đã gây xôn xao dư luận, khiến bao chàng trai ngày đêm thầm thương, trộm nhớ. Nhưng khi ấy bà rất thờ ơ với những lời tán thán, ca tụng của mọi người dành cho mình".

GS Nguyễn Văn Huy
GS Nguyễn Văn Huy - con trai út của giai nhân Vi Kim Ngọc và cố Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên.

Tiếng lành đồn xa, vương tôn, công tử nhà giàu ở các tỉnh thành khác ngày nào cũng chạy xe hơi, xếp hàng gần dinh Tổng đốc, chỉ mong được nhìn thấy người đẹp dù chỉ một lần.

Tuy nhiên vốn là tiểu thư khuê các nên mỗi khi ra ngoài, giai nhân Vi Kim Ngọc thường có xe đưa rước, ít khi lộ diện.

Theo lời GS Huy, thời đó ở Thái Bình có tổ chức một cuộc thi nhan sắc, mặc dù được mời tham dự nhưng giai nhân Vi Kim Ngọc từ chối vì coi đó là chốn thị phi.

giai nhân Vi Kim Ngọc và em gái Vi Kim Phú

Hai chị em giai nhân Vi Kim Ngọc và Vi Kim Phú.

Cụ Vi Văn Định rất yêu quý Kim Ngọc nên thường đưa con đến các buổi tiệc chiêu đãi quốc tế lúc bấy giờ. Ai cũng trầm trồ khen ngợi, ví von tiểu thư nhà quan Tổng đốc là mỹ nhân.

Trong quyển hồi ký của mình, giai nhân Vi Kim Ngọc từng thuật lại lần bà được cha cho đi cùng sang công du đất nước Thái Lan.

Theo đó, trên chuyến xe lửa, một chàng trai người Thái đã mê mẩn dung nhan yêu kiều của giai nhân Vi Kim Ngọc, đã nhìn không rời mắt. Gần đến ga, chàng thanh niên đánh bạo đến xin phép thiếu nữ cho mình chụp một bức hình lưu niệm.

Trí tuệ tài hoa của bà Kim Ngọc

Là con nhà quan, giai nhân Vi Kim Ngọc được cha cho học hành tử tế. Cụ Vi Văn Định dù mang nặng tư tưởng, lễ giáo phong kiến nhưng cũng là người tiếp cận với văn minh phương Tây từ khá sớm.

{keywords}
Giai nhân Vi Kim Ngọc tham dự một buổi lễ tuyên dương tại Nhà hát lớn Hà Nội. Ngày trẻ, bà luôn nổi bật so với các bạn cùng trang lứa.

"Năm ông ngoại tôi được thưởng Huân Chương Bắc Đẩu Bội Tinh của chính quyền thực dân đã mở tiệc lớn trong dinh Tổng đốc tại Thái Bình thết đãi quan khách.

Thấy một nữ giáo viên trẻ tên Thịnh đến tham dự một mình, cụ Định gọi lại, lịch sự mời cô giáo đó một bản nhạc. Sau điệu nhảy, ông ngoại giao cho mẹ tôi tiếp vị khách đó.

Từ buổi gặp, mẹ tôi và nữ giáo viên trở thành bạn bè thân thiết. Người đó chính là bà Nguyễn Thị Thịnh - phu nhân thiếu tướng Đỗ Xuân Hợp" - GS Huy kể tiếp.

Bởi vậy, ngoài việc mời thầy về dạy chữ cho con cái, vị Tổng đốc khá thức thời khi cho các con học các nhạc cụ phương Tây và khiêu vũ.

{keywords}
Lớn lên trong thời kỳ phong trào thơ mới phát triển bởi vậy Vi Kim Ngọc có tâm hồn yêu văn chương, lãng mạn.

Từ Thái Bình, hàng tuần hai chị em Vi Kim Ngọc được cha cho lên Hà Nội học piano của một thầy giáo người Pháp. Hết giờ học, họ theo lái xe về ngay, không có lệ la cà, thăm thú phố phường.

Bên cạnh nhan sắc vạn nổi bật, bà Vi Kim Ngọc còn rất thông minh hơn người. "Bạn bè mẹ tôi hay nói, mẹ tôi có trí nhớ thông tuệ, đáng kinh ngạc. Bà học một nhưng hiểu mười. Ít ai sánh kịp" - GS Huy nhớ lại.

Trong hồi ký, nhà giáo Nguyễn Thị Thịnh từng dùng câu: "Một tấn học thức không bằng một gam thông minh, ham đọc sách, trí tuệ" để tả về sự tài hoa của giai nhân nức tiếng một thời này.

Bà Thịnh còn viết: “Cái làm tôi thích thú nhất là Ngọc đánh dương cầm hay lại biết vẽ, tính tình ý nhị nhẹ nhàng. Theo tôi thật là một người lý tưởng. Tuy học còn ít nhưng thông minh lại có thừa".

GS Huy cho biết thêm, sinh thời bà Vi Kim Ngọc là người ham học hỏi. Sau khi kết hôn, bà kiên trì theo đuổi giấc mơ trở thành nhà nghiên cứu.

{keywords}
Sau khi kết hôn, giai nhân Vi Kim Ngọc tiếp tục học tập, theo đuổi giấc mơ trở thành nhà nghiên cứu.

Bà tốt nghiệp lớp kỹ thuật viên ký sinh trùng và trở thành giảng viên bộ môn Ký sinh trùng, trường ĐH Y Hà Nội.

Bà Vi Kim Ngọc được biết đến như hình mẫu phụ nữ mẫu mực lúc bấy giờ.

{keywords}
Bà Vi Kim Ngọc (ở giữa) cùng các đồng nghiệp trong bộ môn Ký sinh trùng, ĐH Y Hà Nội.

 

{keywords}
Chiếc kính hiển vi bà Vi Kim Ngọc hay dùng để làm việc.

Bà từng được GS Đặng Văn Ngữ trực tiếp đào tạo, hướng dẫn các kỹ thuật thực hành về ký sinh trùng, đặc biệt về muỗi.

{keywords}
Bức tranh mô tả con muỗi Aedes do bà Kim Ngọc vẽ cho sinh viên học.

"Năm tháng khó khăn, phải đi sơ tán, mẹ tôi thường soi qua kính hiển vi, nhìn rõ các con vật nhỏ, ví dụ như muỗi, sau đó tỉ mẩn ngồi vẽ lại, làm giáo cụ dạy cho sinh viên". 

{keywords}
Bằng tốt nghiệp Kỹ thuật viên Y khoa của giai nhân Vi Kim Ngọc năm 1967.

(Còn nữa) 

Chuyện ít biết về vợ thương gia hiến 5000 lượng vàng

Chuyện ít biết về vợ thương gia hiến 5000 lượng vàng

Kế nghiệp một gia đình tiếng tăm, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã lao động không một ngày ngưng nghỉ, góp phần đưa sản nghiệp của nhà chồng lên đến một đỉnh cao hiếm có…

Tiệc cưới đẳng cấp của người đẹp Sang Lê và doanh nhân

Tiệc cưới đẳng cấp của người đẹp Sang Lê và doanh nhân

Tối 3/6, “Người đẹp được yêu thích nhất” của cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2015 - Sang Lê đã tổ chức tiệc cưới với doanh nhân Việt Anh. Đây là chàng trai đã theo đuổi cô ngay từ cái nhìn đầu tiên...

Khúc củi lạ và vận may đặc biệt của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Khúc củi lạ và vận may đặc biệt của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Bạch Thái Bưởi vớt được khúc củi tỏa ra mùi thơm kỳ lạ. Người Trung Quốc trả giá cao để mua được khúc củi này. Từ số vốn ít ỏi, ông lao vào thương trường và trở thành một doanh nhân lừng lẫy của Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Hé lộ nguyên nhân cái chết bí ẩn của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Hé lộ nguyên nhân cái chết bí ẩn của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Theo lời kể của những người trong gia đình, yêu thương con cái hết mực nhưng ông Bạch cũng rất nghiêm khắc, nóng tính. Con cái trong nhà làm gì sai trái ông phạt không nương tay...

(Ảnh: Gia đình nhân vật cung cấp)

Nguyệt Hà