Nhìn thấy các em, người ta có thể thương cảm rơi nước mắt và góp tiền bảo trợ. Song, tình yêu, một mái nhà, một tương lai bình thường như bao đứa trẻ khác thì ít ai “đóng góp” cho. Vì qui chung một điều trong mắt chúng ta: “Các em cũng chỉ là người dưng. Khuất mắt rồi thì cũng chìm vào lãng quên.”

Một lần tiếp xúc với một phụ nữ trẻ, quốc tịch Úc đến Việt Nam để dạy Yoga, tôi đã buột miệng tò mò: “Tại sao chị không sinh con?”. Chị bật cười “Đối với chúng tôi, tình mẫu tử không nhất thiết phải có kết nối ADN hay máu mủ. Tôi và chồng sẽ nhận con nuôi vì như vậy sẽ giảm bớt lượng trẻ bất hạnh trên thế giới.” Tôi đã giật mình và chợt nghĩ, sẽ ra sao nếu tôi là người Việt Nam - một người hết sức bình thường “đầu tiên” bắt chước được theo cách nghĩ như thế?

Theo thống kê, cả nước ta có khoảng 176.000 trẻ mồ côi và bị bỏ rơi, trong đó chỉ có khoảng 12,000 trẻ được nuôi dưỡng tại các trung tâm tổ chức bảo trợ xã hội, tức chiếm chưa đến 10%. Các em, nói trắng ra, là nỗi bất hạnh và cũng là gánh nặng của xã hội theo kiểu “cha chung không ai khóc”. Nhìn thấy các em, người ta có thể thương cảm rơi nước mắt và góp tiền bảo trợ. Song, tình yêu, một mái nhà, một tương lai bình thường như bao đứa trẻ khác thì ít ai “đóng góp” cho, vì qui chung một điều trong mắt chúng ta: “Các em cũng chỉ là người dưng. Khuất mắt rồi thì cũng chìm vào lãng quên.”

{keywords}
Trẻ mồ côi tại trại OCTO, tỉnh Kampong Speu, Campuchia. Ảnh được tác giả chụp trong chuyến đi tình nguyện hè 2011


Định kiến “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”

Thời khởi thủy của con người, tất cả những đứa trẻ được sinh ra đều được đặt chung vào một nhóm, được hưởng quyền chăm sóc và uống bầu sữa từ tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên,sự phân cấp của xã hội mới đã khiến con người tranh giành, phân biệt với nhau, thì từ đó hai từ “mồ côi” cũng xuất hiện. “Mồ côi” là những đứa trẻ sinh ra đã không được thừa nhận bởi một người, một vùng, hoặc giai cấp đặc thù. Thời nay, văn minh hơn tí chút thì chúng được đẩy riêng vào viện cô nhi để tách biệt với thế giới bên ngoài. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao người Việt chúng ta không đưa các em vào xã hội, đơn giản như việc tiếp nhận một thành viên đồng loại như tổ tiên ta thời khởi thủy?

Thứ nhất, đó là vì, đã từ lâu người Việt rất “ghiền” cảm giác sinh con. Sự đau đớn nặng nề chín tháng, mười ngày cùng với sự chờ đợi khoảnh khắc nhìn thấy chỏm đầu bé xíu, tay chân nhỏ nhắn lọt ra khỏi lòng mẹ đã đánh dấu sự siết chặt tình mẫu tử. Đó thứ tình cảm duy nhất mà có thể khiến một người có thể hi sinh mọi thứ vì một người khác đến tận ngày cuối cùng. Thứ tình cảm đó đã từ lâu được thi vị hóa đến mức nó chỉ dành cho “máu đào” mà ít khi được san sẻ cho bất cứ đứa bé nào khác. Điều đó, tuy rất thiêng liêng, nhưng con người đã tự giới hạn nó trong phạm vi riêng biệt cho duy nhất đứa trẻ giống họ.

Thứ hai, chúng ta thực chất đang đánh đồng cảm giác “thèm có một đứa trẻ” thành “thèm sinh ra một đứa con”. Điều này rất dễ kiểm chứng khi đến độ tuổi 27, 28, bạn bỗng chốc thấy quyến luyến hơn với trẻ con – bất kỳ đứa trẻ nào ở gần bạn. Hoặc, những bà cô già có thể yêu thương những đứa cháu không phải chính mình sinh ra như con ruột. Ở một khoảnh khắc, thấy yêu một đứa trẻ, bạn dễ dàng tưởng rằng tôi đang muốn “bụng to”, nhưng thực chất đó là bản năng muốn chăm sóc, nâng niu căn bản của người phụ nữ đang lên tiếng rằng: bạn cần nuôi nấng một sinh linh bé nhỏ khác.

Thứ ba, “nhận con nuôi” có thể được xem là một thị trường mà ở đó cung bành trướng mỗi ngày trong khi cầu thì quá èo uột. Nhu cầu cần có một đứa con nuôi dường như là giải pháp cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Họ sẽ thử mọi cách từ thụ tinh nhân tạo, xin trứng, đẻ mướn (với tinh dịch cũng phải từ chồng để giữ máu đào), với mức chi phí đắt đỏ chứ tuyệt đối không dắt “kẻ lạ” vào nhà. Chúng ta có thể biện dẫn là khó giáo dục được một đứa trẻ lạ vì nghi ngờ bản chất của cha mẹ chúng. Song thực tế thì, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đặc điểm di truyền đọng lại nhiều nhất lên bề ngoài (vì thế con nuôi hiển nhiên không giống bạn!), còn nhân cách thì được định chủ yếu bởi môi trường và quá trình rèn luyện ( vì thế con nuôi có thể đẹp về nhân cách giống bạn!). Vậy thì giữa hai yếu tố: bề ngoài và nhân cách, người Việt chúng ta, thực sự, vì bên nào mà lại nghi ngại một đứa trẻ lạ?

Thứ tư, chế tài xin nhận con nuôi ở Việt Nam thật sự chưa được quan tâm đầy đủ. Luật nhận con nuôi mới được hình thành rất gần đây vào năm 2011, chung quy là do số lượng người nước ngoài xin nhận con nuôi đang gia tăng. Để nhận được một đứa trẻ, thì cần rất nhiều nhiều khê giấy tờ: thẩm định lý lịch tư pháp, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế v.v… Tuy thời hạn quy định giải quyết thủ tục chỉ là 30 ngày nhưng thực chất thì các địa phương luôn ngâm giấy tờ hàng tháng, dẫn đến nhiều bậc cha mẹ phải bỏ cuộc. Nhiều “giọt máu ao” vì thế mà mãi ở chốn “ao tù” để nhà nước nuôi. Ở một mức độ nào đó, ngay chính nhà nước cũng chưa thấy hết được cái lợi từ việc khuyến khích người dân nhận trẻ mồ côi. Nếu những đứa trẻ ấy được bảo bọc chăm sóc từ những gia đình bình thường thì tương lai chúng sẽ không chỉ là một người bên lề xã hội. Các em, cũng như bao đứa trẻ bình thường khác, sẽ có dịp đứng vào đội ngũ nòng cốt xây dựng đất nước.

Cảm giác được nhận làm con nuôi

Rất nhiều người đứng trước quyết định nhận con nuôi, họ lại chợt dừng lại khi trong đầu chợt bùng nổ một câu hỏi: “Sẽ ra sao nếu đứa trẻ tôi nhận nuôi một ngày biết được nó chỉ là con “nuôi”? Liệu tôi có thể chịu được trách nhiệm từ những bất ổn tâm lý của chúng khi đối mặt với dư luận? Rồi tôi sẽ không chịu được cảnh chúng bỏ đi tìm cha mẹ thật sự của chúng.” Nếu bạn dừng lại với những câu hỏi này (đó là điều hợp lý), nhưng trước khi quay lưng đi, hãy lắng nghe câu trả lời từ những đứa bé khác từng được nhận nuôi.

Trong ấn phẩm “An adopted child looks at Adoption”, tạm dịch Việc được nhận nuôi trong mắt trẻ, của học giả Carol S. Prentice đã ghi lại rất nhiều cảm xúc tâm lý của những đứa trẻ được nhận nuôi. Một trong những câu chuyện của bà ghi lại cảm xúc của một đứa bé trai được nhận nuôi bởi một góa phụ già. Thật kỳ lạ là cậu không hề nhớ mình đã từng đau buồn hay sốc khi biết mình được nhận nuôi. Đối với cậu bé, thì mẹ nuôi của cậu luôn nói với cậu về việc mình được nhận nuôi. Và khi ai đó hỏi, cậu chỉ hồn nhiên đáp: “Vâng, tôi là con nuôi.”Còn lại trong ký ức của cậu thì bà góa già đó là mẹ ruột – người không bao giờ quát mắng và yêu thương tất cả mọi tính nết của cậu. Quả thực, trẻ con không có cung bậc tình cảm phức tạp như người lớn. Người lớn có thể chọn lựa người họ yêu, nhưng trẻ con, dù là con nuôi hay con đẻ, chúng chỉ yêu thương người đã chọn và chăm sóc chúng. Chúngvẫn luôn yêu bạn và trung thành như thế nếu như được bạn chọn.

Nhận con nuôi - Chuyện không chỉ của riêng người nổi tiếng

Tôi vẫn còn nhớ một thời truyền thông Việt Nam đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực về hành động của cặp vợ chồng Hollywood, Angelina và Brad Pitt khi đến Việt Nam nhận bé trai Phạm Quang Sáng (Pax Thiên) làm con nuôi. Song, dường như ngoài những ca ngợi tô vẽ cho sự may mắn “đổi đời” của cháu bé, xoáy vào đời tư của cả người mẹ ruột lẫn Angelina và Brad Pitt như chuyện vui showbiz, hầu như không ai buồn chú ý nhiều đến nguyên do của việc nhận nuôi cháu bé. Angelina và Brad Pitt sau khi đã có được đứa con ruột đầu lòng, cả hai tiếp tục đón nhận ba cháu bé khác từ Ethiopia, Campuchiavà Việt Nam, với ước nguyện bình dị như bao cặp cha mẹ khác: Đó là một gia đình nhiều sắc tộc hạnh phúc. Chuyện này đâu hẳn chỉ có “sao” mới làm được? Khi các gia đình Việt Nam, ngoài việc có con máu mủ của mình thì vẫn có thể mở lòng ra chào đón yêu thương một đứa bé khác.

Quay lại câu hỏi ở đầu bài, nếu tôi là người Việt Nam đầu tiên – một người hết sức bình thường, học được lối nghĩ: “Máu đào và máu lã là như nhau” thì sẽ ra sao? Thì tôi sẽ thỏa mãn được bản năng yêu thương của con người mà không nhất thiết phải đau đớn sinh con, đưa đứa trẻ trở lại xã hội, nơi đáng lẽ nó phải được quyền sống theo mơ ước bình đẳng và công nhận. Nếu tất cả các gia đình tại Việt Nam đều hành động như thế thì xã hội ta sẽcó thể xóa được nạnmồ côi, hãm lại tốc độ tăng dân chóng mặt hiện nay. Hơn thế nữa, nguồn lực trẻ ở các cô nhi sẽ không còn bị lãng quên và lãng phí. Khi yêu trẻ, nếu tất cả chúng ta cùng dừng lại và tự hỏi:“Con nuôi hay con đẻ?”, thì sẽ bao nhiêu trẻ mỉm cười nhìn bạn?

Đoàn Lê Hoa - MS 516
(Bài dự thi Đôi mắt và cuộc sống)

“An adopted child looks at Adoption” của học giả Carol S.Prentice ghi lại những mẩu chuyện từ những trẻ được nhận nuôi vào thế kỷ 19, 20. Câu chuyện nằm trong những thống kê của dự án Adoption History, đăng tải tại trang: http://darkwing.uoregon.edu

{keywords}
Được sản xuất bởi công nghệ hiện đại từ Canada, pms-Super MaxGo có công thức ưu việt cung cấp dưỡng chất đồng bộ cho các bộ phận của mắt, là một liệu pháp khoa học cần thiết để hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt một cách hữu hiệu, giúp cung cấp các vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mắt, ngăn ngừa tiến trình lão hóa mắt và tăng cường thị lực, hỗ trợ các chứng bệnh về mắt.

Là sản phẩm uy tín của nhà sản xuất và phân phối lớn với số lượng và hàm lượng các chất trong công thức phù hợp pms-Super MaxGo là sản phẩm phù hợp với các đối tượng như người thường xuyên sử dụng máy vi tính, các thiết bị điện tử, người làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, người trung niên và người già, người ăn uống thiếu dưỡng chất cần thiết cho mắt, người hay thức khuya, tư thế làm việc không hợp lý, học sinh, sinh viên học nhiều với cường độ cao?

Viên bổ mắt pms-SuperMaxGO hân hạnh tài trợ cuộc thi Đôi mắt và cuộc sống. Mọi thông tin về sản phẩm, truy cập: www.pms-supermaxgo.comhoặc liên hệ Hotline 1900.5555.79.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.