- Mẹ chồng tương lai yêu cầu trong ngày cưới cô dâu phải vào nhà chồng bằng cửa sau. Bà không chấp nhận cho em đường đường chính chính đi vào từ cửa trước bởi sợ em sau này "át vía" con trai họ, làm vương làm tướng ở nhà chồng.
Đếm phong bì mừng cưới, tôi ức trào nước mắt Hôm cưới, tôi ế đứt 10 mâm cỗ vì bạn bè chỉ lèo tèo vài đứa tới dự. Còn đâu mọi người gửi phong bì, cách đây 4-5 năm tôi gửi mừng chúng nó bao nhiêu thì giờ chúng nó gửi trả lại từng đấy. Cô dâu tá hỏa vì cỗ cưới toàn thịt chó của nhà trai Sau đám cưới, gia đình em vô cùng xấu hổ khi họ hàng vẫn lời ra tiếng vào. Họ nói mang tiếng có con gái xinh đẹp, làm trưởng phòng mà cỗ cưới lại đi đãi toàn thịt chó... |
Đọc những bài tâm sự chuyện bi hài trong mùa cưới của mọi người, lòng em lại thêm rối ren. Em đang chuẩn bị bước vào những ngày tháng hạnh phúc nhất cuộc đời vậy mà một sự cố nhỏ đã xảy ra khiến em chẳng lòng dạ nào có thể vui vẻ được.
Em năm nay 24 tuổi, tốt nghiệp đại học, ngoại hình tạm ổn, đang làm cho một công ty liên doanh nước ngoài. Chồng sắp cưới hơn em 2 tuổi. Anh đang làm trong một cơ quan nhà nước. Chúng em đều từ quê lên Hà Nội lập nghiệp. Nói về gia cảnh hai bên thì nhà chồng có điều kiện hơn gia đình em.
Bởi vậy dù ở quê ra Hà Nội làm việc nhưng anh đã sớm có nhà cửa, xe cộ đàng hoàng. Em chỉ lăn tăn một điều là tính anh quá hiền lành. Anh đi làm không bon chen, không to tiếng với ai bao giờ. Với người ngoài đã thế với em anh càng nhún nhường hơn.
Ảnh minh họa. |
Anh hiền bao nhiêu thì em bị cho là đáo để bất nhiêu. Nhiều lần em đòi hỏi những thứ vô lý nhưng anh đều đáp ứng. Em giận dỗi anh cũng chỉ cười làm hòa. Bị em mắng anh cũng chỉ im lặng. Chúng em có tính cách trái ngược nhưng lại rất hòa hợp nhau. Cả hai đều đã nghĩ đến chuyện lâu dài.
Tháng trước anh cũng đã giục giã gia đình anh sang nhà em để thưa chuyện. Tuy nhiên, mọi việc lại không như em nghĩ. Gia đình anh dù chấp nhận chuyện cưới xin nhưng họ vẫn chưa hẳn đã vừa lòng về em. Mẹ anh nhiều lần nói với anh: "Mày cứ hiền thế rồi nó về đè đầu cưỡi cổ cho". Em gái anh cũng nhắc khéo: "Anh không dạy vợ sớm thì sau này trong nhà chả biết ai là vợ, ai là chồng".
Những chuyện này xảy ra trước ngày cưới của chúng em không lâu nhưng vì quá vui, quá háo hức em và anh cũng không để tâm.
Nhưng rồi một chuyện đã xảy ra khiến em băn khoăn nhiều. Trong lúc em cùng anh đi chọn nhẫn cưới thì mẹ anh gọi điện cho em. Bà bảo khi rước dâu về, em không được đi cửa trước, phải đi cửa sau vào nhà. Em nghe thế rất choáng váng. Khi em nói khéo là em không thể làm thế được thì bà cũng ngọt nhạt: "Con nên suy nghĩ lại làm thế nào cho phải. Nếu con không đồng ý với yêu cầu của nhà bên bác thì chuyện cưới hỏi cứ để từ từ đã, không phải vội".
Nghe xong cuộc điện thoại, em chẳng còn tâm trạng nào để chọn nhẫn cưới nữa. Chúng em vội vã ra một quán cà phê nói chuyện cho bình tâm lại. Anh lập tức gọi điện về cho mẹ để hỏi rõ ngọn ngành. Bà giải thích với anh rằng bà vừa đi xem bài ở một thầy có tiếng. Thầy phán em cao số dễ làm tổn hại đến công danh, sức khỏe của chồng nên rước về phải đi cửa sau. Em nghe anh nói lại mà càng hoang mang.
Mấy hôm sau em nhờ người bên nhà chồng dò hỏi thì mới biết mẹ anh làm thế đều có lý do. Bà thấy tính em mạnh mẽ, cá tính trong khi chồng chưa cưới của em hiền lành nên bà sợ em át vía chồng. Bà lo lắng con trai bà bị thiệt và em về làm dâu sẽ toan tính, lấn chiếm của cải của nhà chồng bởi vậy nên người ta mách cho bà phải rước dâu cửa sau nhà cửa mới được "yên".
Em thấy thật vô lý, theo em biết thì ngày xưa con gái lỡ có bầu trước đám cưới mới phải rước dâu về bằng cửa sau. Trong khi đó em với anh yêu nhau hoàn toàn trong sáng, bà làm vậy tức là không tôn trọng em. Ngoài ra, bố mẹ họ hàng bên em sẽ nghĩ gì khi em được ăn học đàng hoàng, công việc ổn định về làm dâu nhà người ta mà phải lén lút đi cửa sau?
Trong khi lòng em rối như tơ vò thì bạn trai em vẫn chưa có hướng gì để giải quyết. Bản tính hiền lành anh chẳng thuyết phục nổi mẹ mà chỉ bảo em: "Quan trọng gì cửa trước cửa sau chỉ làm thế nào để chúng mình được ở bên nhau là được". Theo mọi người em có nên chấp thuận?
Phùng Thị Hà (Bắc Giang)