“Sexting” – khái niệm chỉ việc gửi và nhận những tin nhắn, hình ảnh, video gợi tình – đang trở thành một phần ngày càng phổ biến của cuộc sống hiện đại. Một cuộc khảo sát năm 2015 cho thấy 65% phụ huynh lo lắng con mình sẽ sử dụng điện thoại thông minh để gửi hoặc nhận những nội dung này.

{keywords}

Tuy nhiên, cũng trong khảo sát này, chưa đến một nửa phụ huynh được hỏi cho biết họ từng nói chuyện với con cái về những nguy hiểm của việc sử dụng điện thoại thông minh. Nếu bạn là một phụ huynh đang lo lắng về điều đó, cách tốt nhất là hãy nói chuyện với con về chuyện này.

Đừng tiếp tục né tránh những cuộc trò chuyện. Nếu bạn có con đang tuổi dậy thì, chắc chắn sẽ có những giây phút khó xử. Hãy chọn một thời điểm thích hợp. Chắc chắn không nên là buổi tối trước khi con có bài thi hay khi chỉ còn 10 phút nữa là bạn phải ra khỏi nhà. Tuy nhiên, hãy chấp nhận việc sẽ không có một thời điểm hoàn hảo cho việc này. Có thể sẽ không phải là những khoảnh khắc thú vị của cả hai người, nhưng còn tốt hơn là trì hoãn vô thời hạn.

Hãy nói chung chung. Đừng bắt đầu cuộc nói chuyện bằng cách hỏi con thẳng thừng là con đã từng “sexting” với bạn trai/ bạn gái hay chưa. Hãy giúp trẻ hiểu rằng khi một bức ảnh được chia sẻ, con sẽ không thể kiểm soát được chuyện gì sẽ xảy ra. Tất nhiên, trẻ có thể hoàn toàn tin tưởng người mà chúng “sexting” cùng. Nếu bạn không thể tìm được một lý do thích hợp để chứng minh rằng một bức ảnh có thể bị lạm dụng trong tương lai, hãy hỏi trẻ rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu chiếc điện thoại bị đánh cắp (hoặc thậm chí là khi cho mượn)?

Quan trọng là bạn phải hiểu trẻ nhìn nhận điều gì là bình thường. Các con nghĩ rằng “sexting” là tán tỉnh hay là lạm dụng? Nhiều trẻ từng xem phim khiêu dâm, nhưng liệu chúng có nghĩ rằng đó là chuyện bình thường khi yêu đương? Liệu trẻ có nghĩ rằng “ai cũng làm việc đó?” Liệu trẻ đã từng nghe ai đó nói rằng “sexting” là bình thường? Nhiều tạp chí định nghĩa “sexting” như một thứ gia vị cho mối quan hệ, liệu trẻ có nghĩ rằng đó là một phần của việc trưởng thành? Đừng giảng giải về việc “sexting” sai trái hay hư đốn đến mức nào. Nếu trẻ đã thử, ít khả năng chúng nói với bạn rằng bạn có đang định nghĩa tiêu cực hay không.

{keywords}

Hãy giúp trẻ hiểu rằng một mối quan hệ tình dục (bao gồm cả việc gửi những hình ảnh hay tin nhắn gợi tình) nên là sự tin tưởng lẫn nhau. Nếu con bạn được người khác nói rằng “nên” gửi một bức ảnh hay đăng tải một video, hãy nói rõ với trẻ rằng các con có quyền nói “không”. Nếu con bị cưỡng chế, bắt nạt, thậm chí là tống tiền, hãy trấn an trẻ rằng con không phải làm những việc mà con không muốn, rằng bạn sẽ giúp con tìm ra giải pháp.

Nếu con nói chưa từng thử “sexting”, hãy nói với con rằng con nên tìm tới bố mẹ nếu con gặp bất cứ rắc rối nào trong tương lai. Nếu con nói đã từng gửi cho một người, hãy đề nghị con yêu cầu người đó xóa bỏ. Nếu con nói bị ép buộc làm điều đó, hãy thảo luận với con về việc sẽ làm tiếp theo. Có thể là “chặn” ai đó online, có thể là báo cáo sự việc với giáo viên. Nếu con nói bị một số người hoặc bất cứ ai mà con không biết ép phải gửi, bạn cần giải thích rằng sự việc nên được báo cho cảnh sát. Tuy nhiên, đừng đe dọa sẽ tịch thu điện thoại hay kéo chúng tới đồn cảnh sát. Đơn giản là hãy giải thích rằng bạn có trách nhiệm chăm sóc chúng và chuyện này có liên quan tới những người khác.

Đừng khiến cuộc trò chuyện này chỉ diễn ra một lần duy nhất. Bạn không cần phải kiểm tra điện thoại của con hàng tuần. Nhưng hãy để “cửa mở” cho những cuộc trò chuyện tiếp theo, đặc biệt là khi con chia tay bạn trai/ bạn gái, hoặc khi chúng bắt đầu một mối quan hệ mới. Nếu con biết rằng có thể nói chuyện với bạn, nhiều khả năng con sẽ tìm tới bạn khi gặp rắc rối. Nhưng quan trọng nhất, đừng để cuộc trò chuyện này trở nên quá muộn.

  • Nguyễn Thảo (Theo Child Development Info)