Bắc Kinh và Manila tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tuyên truyền gay gắt về Biển Đông khi các bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận và kích động căng thẳng. Điều gì có thể xảy ra?

Ngày 22/1 năm nay, Manila đã nộp đơn kiện lên tòa án quốc tế về việc Trung Quốc vi phạm cơ chế Luật Biển.

Dù Trung Quốc từ chối tham gia quá trình tố tụng, mọi thủ tục vẫn tiếp tục tiến hành. Một ủy ban trọng tài quốc tế đã được thành lập và tiến hành xem xét vụ việc. Tuy nhiên, sẽ có thể phải mất nhiều năm để kết thúc quá trình kiện tụng, kết quả có thể đạt được chút ít hay không có gì.

Bẻ cong cơ chế?

Giả thuyết rằng, kết quả phán quyết của trọng tài sẽ được đưa ra trên cơ sở luật pháp và thực tế. Cả hai bên sẽ chấp thuận phán quyết và tiếp tục các mối quan hệ của mình. Nhưng đây không hẳn là thế giới lý tưởng.

Trên thực tế, kết quả của vụ việc này có thể có những tác động chính trị to lớn với cơ chế giải quyết tranh chấp của Luật Biển LHQ, với chính Luật Biển này và với cách ứng xử cũng như mối quan hệ trong khu vực Biển Đông hay xa hơn nữa.

Một trong những lý do mà Trung Quốc từ chối tham gia quá trình xét xử là khi các lãnh đạo của họ phê chuẩn Công ước Biển năm 1996, họ đã cho rằng (dù rõ ràng không chính xác) cơ chế giải quyết tranh chấp của Luật Biển có thể tránh được những cuộc đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp thẩm quyền hàng hải; giúp họ sử dụng quyền lực của mình để bẻ cong bất kỳ thỏa thuận nào nghiêng về phía có lợi cho họ.

Dường như cho dù trọng tài có ra bất kể phán quyết gì, Trung Quốc đơn giản sẽ từ chối tuân thủ. Đây không phải là trường hợp đầu tiên trên thế giới.

{keywords}
Ảnh: wordpress

Năm 1984 Nicaragua đã kiện Mỹ ra Tòa án quốc tế (ICJ). Dù ICJ kết luận Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách ủng hộ phiến quân chống lại chính phủ. Mỹ từ chối tham gia tố tụng sau khi bị tòa bác bỏ lập luận rằng, ICJ không đủ thẩm quyền tiến hành xét xử. Nicaragua sau đó không giành được bất kỳ khoản bồi thường nào.

Trọng tài đứng giữa đôi dòng

Với trường hợp hiện tại, sự từ chối của Trung Quốc và việc họ không tuân thủ phán quyết sẽ làm suy yếu danh tiếng và thẩm quyền của tòa và luật pháp quốc tế nói chung. Nhưng nó cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc không thể "đùa cợt" với các quốc gia châu Á nhỏ hơn.

Có một số kết quả được dự đoán từ ủy ban trọng tài kèm theo những tác động của nó. Đầu tiên, ủy ban phải quyết định liệu họ có thẩm quyền xét xử trường hợp này hay không.

Những người ủng hộ Trung Quốc sẽ cho rằng, ủy ban không có thẩm quyền và rằng đơn kiện liên quan tới các vấn đề thực tế vượt ra ngoài phạm vi xét xử - kiểu như phân định ranh giới, chủ quyền, tuyên bố chủ quyền liên quan tới lịch sử và các hoạt động thực thi pháp luật.

{keywords}
Tàu TQ tập trận trên biển. Ảnh: ibtimes

Người ủng hộ cũng có thể chỉ trích Philippines không làm hết bổn phận đàm phán vấn đề song phương như trong quy định của Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông.

Nắm được quy định trong Tuyên bố ứng xử, Trung Quốc tiếp tục bám víu vào nó trong cuộc tranh chấp biển. Bắc Kinh thậm chí có thể "lu loa" chưa từng tuyên bố chủ quyền với toàn bộ không gian hoàng hải và vùng biển trong phạm vi đường chín đoạn như cáo buộc của Manila trong đơn kiện.

Nếu ủy ban trọng tài quyết định họ không có thẩm quyền, thì những người duy thực sẽ cho rằng "luật pháp quốc tế là vũ khí chính trị" và rằng luật pháp quốc tế chỉ để định hình hay làm việc thiên về hướng có lợi cho các nước lớn.

Quan trọng hơn là các bên tuyên bố chủ quyền ở Đông Nam Á sẽ không tham gia đàm phán về chồng lấn chủ quyền với Trung Quốc. Họ sẽ thực hiện mọi biện pháp chính trị và quân sự có thể để bảo vệ chính mình.

Mặt khác, nếu ủy ban ra quyết định không có thẩm quyền thì chính họ đã "đào hố tự chôn". Trung Quốc sẽ không tuân thủ phán quyết, tình trạng bất ổn trong pháp lý và chính trị sẽ ngự trị ở Biển Đông, các vụ đụng độ đối đầu sẽ gia tăng. Thẩm quyền và tính hợp pháp của cơ chế giải quyết tranh chấp hay thậm chí bản thân Luật Bản sẽ bị suy yếu.

Do vậy, ủy ban trọng tài sẽ lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Trong trường hợp như vậy, một kết quả hỗn hợp sẽ là điều tất yếu. Uỷ ban có thể quyết định có thẩm quyền xét xử sau đó đề xuất một sự công nhận mang tính thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Philippines.

Người được cho là "chiến thắng" duy nhất trong các kịch bản trên là công ty luật của Mỹ mà Philippines thuê làm đại diện theo đuổi vụ kiện này.

Thái An (theo japantimes)