Theo Autonet, động cơ ô tô là hệ thống quan trọng quyết định tới sự vận hành của mỗi chiếc ô tô. Nguyên lý hoạt động của động cơ ô tô là chuyển đổi năng lượng sinh ra từ quá trình đốt cháy xăng, dầu thành năng lượng cơ học để chiếc xe có thể chuyển động được. Do quá trình cháy diễn ra bên trong xilanh nên động cơ này được gọi là động cơ đốt trong.

Trên thực tế, có cả loại động cơ đốt ngoài. Ví dụ như động cơ hơi nước sử dụng trên xe lửa cổ điển là loại động cơ đốt ngoài. Loại nhiên liệu như than, gỗ, dầu, ... được sử dụng trên động cơ hơi nước để tạo ra nhiệt năng đun nước sôi thành hơi nước và chính hơi nước này lại tạo nên chuyển động bên trong động cơ.

Hiệu suất của động cơ đốt trong cao hơn động cơ đốt ngoài (tức là cùng quãng đường như nhau, động cơ đốt trong tốn ít nhiên liệu hơn động cơ đốt ngoài), thêm nữa động cơ đốt trong có kích thước nhỏ hơn nhiều so với động cơ đốt ngoài tương đương. Đó là lý do tại sao ô tô lại sử dụng động cơ đốt trong.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng động cơ ô tô thường hay gặp lỗi nhất là hay bị rung giật. Vậy đâu là nguyên nhân khiến động cơ ô tô bị rung giật. 

{keywords}
Động cơ ô tô bị rung giật rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời

Bugi hỏng

Tin tức trên VnExpress, than muội bám xung quanh hay đầu bugi bị hao mòn khiến cho điện cực của bộ phận này không còn đủ độ nhanh nhạy trong việc đánh lửa để đốt cháy nhiên liệu. Cũng có nhiều khả năng các dây cao áp hay hệ thống chia điện gặp vấn đề trục trặc cũng dẫn tới hiệu quả hoạt động kém của bugi. Chính vì vậy theo các bác tài có nhiều kinh nghiệm lái xe, nếu tài xế cảm thấy ô tô hay bị giật, rung lắc khi tăng tốc thì nên kiểm tra lại bugi.
 
Lọc gió bám bụi

Lọc gió động cơ nếu bị than muội, cặn bẩn bám đầy thì sẽ bị tắc nghẽn khiến cho không khí vào khoang máy không đều, dẫn đến quá trình hoạt động của động cơ không được nhuần nhuyễn và xảy ra hiện tượng giật cục. Kinh nghiệm về ô tô của các chuyên gia chia sẻ đó là chủ xe nên thường xuyên vệ sinh bộ phận này và có thể thay mới nếu như lọc gió đã quá cũ.

Cảm biến vị trí bướm ga TPS

Biến trở trong bộ cảm biến TPS có chức năng gửi thông tin hoạt động của bướm ga đến hệ thống ECU để bộ phận đầu não này điều chỉnh lượng nhiên liệu hợp lý vào buồng đốt. Tuy nhiên nếu như các biến trở này bị hỏng hoặc bị hở, đứt... sẽ gây ra tình trạng nghẽn mạch khiến lượng nhiên liệu được đốt cháy không đều. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe khó khởi động, khởi động yếu, hay bị giật cục và rung lắc khi tăng tốc.

Van tuần hoàn khí thải EGR

Việc van tuần hoàn khí thải EGR bị hao mòn hoặc rò rỉ cũng gây ra hiện tượng động cơ xe ô tô bị giật khi di chuyển hay chết máy giữa chừng. Nhiệm vụ của EGR là đưa khí thải vào khoang đốt để nhằm hạ nhiệt động cơ và hạn chế các chất độc hại có trong khí thải để bảo vệ môi trường.

Cảm biến ô xy

Cảm biến ô xy bị bám muội sẽ mất đi sự nhạy bén trong việc đo lượng ôxy có trong khí thải khiến cho ECU khó xử lý chính xác lượng nhiên liệu cần đưa vào buồng đốt. Điều này dẫn đến tình trạng động cơ sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, kim phun hoạt động quá tải cũng là nguyên nhân khiến xe di chuyển bị giật và rung lắc.

(Theo Viet Q)