- Chỉ chiếm 1/14 trên tổng số thuốc trúng thầu nhưng tổng giá trị tiền thuốc của biệt dược gốc lên tới 25%.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) cho biết, trong năm 2016 có gần 8.400 mặt hàng thuốc trúng thầu vào các cơ sở y tế với tổng giá trị gần 30.000 tỉ đồng.
Trong số này có khoảng 600 mặt hàng thuốc biệt dược gốc (tương ứng 300 hoạt chất) với tổng giá trị trúng thầu gần 7.300 tỉ đồng, chiếm khoảng 25% tổng giá trị.
Đáng lưu ý, do không có thuốc cạnh tranh trong đấu thầu nên hầu hết các thuốc biệt dược gốc đều trúng thầu với giá cao.
Dù số lượng không nhiều song tổng giá trị trúng thầu của thuốc biệt dược gốc lên tới 25%. Ảnh: T.Hạnh |
Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, trong năm 2016, tỉ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc trên cả nước chiếm khoảng 20- 23% tổng chi phí thuốc. Đây là lần đầu tiên Bộ thống kê tỉ lệ này.
Riêng các bệnh viện lớn như Chợ Rẫy (TP.HCM), biệt dược gốc chiếm trên 45%, tại BV Bạch Mai, Hà Nội chiếm trên 50%...
447 thuốc biệt dược gốc hết hạn bảo hộ độc quyền
Trong số 600 biệt dược gốc, có 30 loại thuốc dù đã có thuốc generic nhóm 1 (thuốc do các nước EU, hiệp hội ICH sản xuất) nhưng vẫn có giá trị trúng thầu lớn, chiếm 30% tổng giá trị thuốc biệt dược trúng thầu.
Thống kê tại một số bệnh viện tuyến cuối cho thấy, tỉ lệ sử dụng đối với 30 thuốc trên tại Bạch Mai chiếm khoảng 24% tổng chi phí thuốc, tại Chợ Rẫy chiếm 11%.
Tại một số tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, tỉ lệ sử dụng 30 thuốc này chiếm khoảng 6% tổng chi phí thuốc sử dụng năm 2016.
Các tỉnh như Nam Định, Lào Cai, Hà Nam, Sơn La, Thái Bình, tỉ lệ này chiếm khoảng 1-2%.
Theo Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, trong hơn 600 thuốc biệt dược gốc, hiện đã có 447 thuốc hết hạn bảo hộ độc quyền. Trong đó có 81 thuốc đã có từ 3 số đăng ký nhóm 1, 185 thuốc đã có 2 số đăng ký nhóm 1.
Khi so sánh một số thuốc biệt dược gốc đã hết hạn bảo quyền với thuốc generic nhóm 1 cùng hoạt chất, nồng độ có sự chênh lệch giá khá lớn.
Đơn cử như thuốc tiêm Ceftriaxon 1g, tên thương mại là Rocephin, giá trúng thầu là hơn 180.000 đồng/lọ, trong khi nhóm 1 cùng loại có giá trúng thầu chỉ hơn 22.000 đồng/lọ, rẻ bằng 1/8 thuốc biệt dược.
Hay thuốc Meropenem 1g, có tên thương mại là Meronem, trúng thầu là hơn 700.000 đồng/lọ, trong khi thuốc này ở nhóm 1 có giá trúng thầu chưa tới 300.000 đồng/lọ.
Do đó phía BHXH cho rằng, nếu Bộ Y tế có các biện pháp quản lý chặt chẽ về giá thuốc đối với biệt dược gốc thì có thể giúp tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng.
Trước đó vào trung tuần tháng 3, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế và BHXH Việt Nam sửa đổi, bổ sung quy định việc mua biệt dược gốc đã hết bản quyền để giảm giá thuốc thêm khoảng 10%.
Phó Thủ tướng giao 2 đơn vị thống nhất cơ cấu mua sắm, sử dụng giữa biệt dược gốc và thuốc generic thuộc nhóm 1 (thuốc đáp ứng theo tiêu chuẩn cao nhất). BHXH không thanh toán đối với các trường hợp mua sắm, sử dụng thuốc ngoài danh mục đã thống nhất.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo việc kê đơn thay thế các biệt dược gốc đã hết bản quyền bằng thuốc generic thuộc nhóm 1.
Ngay sau đó, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế trên cả nước báo cáo cơ cấu mua sắm, sử dụng các nhóm thuốc.
Đột ngột dừng chi trả nhiều loại thuốc: BHXH lên tiếng
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Bảo hiểm xã hội TP.HCM tiếp tục thanh toán cho 2 loại thuốc điều trị lupus ban đỏ vừa bị tạm dừng.
Bộ Y tế lên phương án đấu thầu thuốc quốc gia
Hiện đã có 53 tỉnh, thành phố thực hiện đấu thầu thuốc tập trung, trong năm nay Bộ Y tế sẽ mở rộng phạm vi trên toàn quốc.
“Phù phép” đấu thầu thuốc, bỏ túi 8,5 tỷ đồng
Từ ngày 22 – 26/4, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án sai phạm của Tổ chuyên gia đấu thầu thuốc thuộc Sở Y tế Gia Lai, gây thiệt hại cho Nhà nước 8.5 tỷ đồng.
'Thuốc đặc trị 1,2 tỷ/năm, chẳng mấy chốc hết quỹ BHYT'
Theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, có những loại thuốc đặc trị cực đắt, lên tới 1,2 tỷ/năm...nên quỹ BHYT không đủ khả năng chi trả 100%.
Thúy Hạnh