Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử (được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2018)
Ngày 21/5/2012 trong khi mở rộng đường hành hương lên am Ngọa Vân tại khu vực suối 1 (địa phận thôn Trại Lốc, xã An Sinh, TX Đông Triều) đã phát lộ chiếc hộp hình hoa sen với thân tạo nổi 11 múi, mỗi múi giống như hình cảnh sen cong tròn, cấu tạo gồm 3 phần chân đế, thân và nắp. Chân đế và thân liền nhau.
Hộp hình hoa sen phát hiện tại Đông Triều là một pháp khí của Phật giáo được gọi là Át già khí, hay còn được gọi là Cốc Át già |
Hộp cao 42mm, gồm chân để cao 6mm, thân cao 28,4mm đường kính miệng 49mm, đường kính chân để 35mm.
Hộp vàng là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, hình dáng tổng thể của hộp giống như một đóa sen đang độ khai mãn, trên mỗi cánh sen lại được trang trí hết sức tinh xảo bởi các hoạ tiết hoa chanh, văn mây hình khánh trên nền gấm.
Hộp vàng Ngọa Vân-Yên Tử là di vật vô cùng quý giá, là di vật bằng vàng thời Trần duy nhất được tìm thấy đến hiện nay |
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử là di vật vô cùng quý giá, là di vật bằng vàng thời Trần duy nhất được tìm thấy đến hiện nay.
Việc phát hiện Hộp vàng trên con đường hành hương lên am Ngọa Vân, nơi đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông hóa Phật góp phần quan trọng nhận thức về giá trị lịch sử văn hóa của di tích Ngọa Vân, thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm.
Trống đồng Quảng Chính (được công nhận bảo vật quốc gia năm 2019)
Trống đồng Quảng Chính được phát hiện vào cuối năm 1981 tại hợp tác xã Quảng Lễ (xã Quảng Chính, huyện Quảng Hà, - nay là huyện Hải Hà). Ông Đinh Khắc Lân khi đào huyệt để cải táng cho thân mẫu đã phát hiện trống nằm sâu dưới mặt đất khoảng 1m.
Trống Quảng Chính không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo. Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm |
Đầu năm 1983, trống đồng được bàn giao cho UBND huyện Quảng Hà, đến ngày 7/12/1984 trống đồng Quảng Chính được UBND huyện Quảng Hà bàn giao cho Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Ninh. Từ đó trống được bảo quản và phát huy giá trị tại Bảo tàng Quảng Ninh.
Hoa văn hình sao 16 cánh nhọn nằm ở chính tâm mặt trống, là một mô típ hoa văn điển hình của văn hóa Đông Sơn |
Trống đồng Quảng Chính là hiện vật gốc, độc bản, niên đại khoảng 2400 - 2300 năm trước đây. Trống có nhiều đặc điểm đặc biệt không gặp trong các trống Đông Sơn khác và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chứng minh sự lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa văn minh Đông Sơn.
Thống đồng thời Trần (được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2019)
Đại Việt những năm 1407-1428 bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh. Tất cả những thành tựu văn hóa vật chất được tạo dựng dưới thời Trần đều bị tàn phá trong giai đoạn này. Dấu ấn của sự tàn phá ấy được minh chứng qua nhiều dấu tích khảo cổ học.
Thống đồng thời Trần lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh là một trong số ít những hiện vật bằng đồng của thời kỳ này còn tồn tại sau đợt tàn phá đó.
Họa tiết hoa văn khác được khắc lên bề mặt thống, bao gồm hoạ tiết hình rồng, họa tiết hoa chanh, họa tiết các cảnh tích truyền thống của người Việt, hoa văn cánh sen. Những hoa văn này được khắc sau thể hiện sự đan xen, chồng xếp các lớp văn hóa Việt qua nhiều thời kỳ |
Thống được sưu tầm trong dự án sưu tầm và trưng bày Bảo tàng của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh năm 2018. Thống có chiều cao tổng thể 37cm, đường kính miệng 42,5-43,5cm, đường kính thân 45cm, đường kính đáy 37,5cm. Khoảng cách từ gờ miệng đến quai 11,6cm.
Họa tiết hoa văn đúc nổi hoa mai trang trí trên các quai thống vừa có mục đích thực dụng, nhằm gia cường cho sự gắn kết của quai vào thân thống, vừa mang tính chất trang trí, nhằm tăng thêm tính thẩm mỹ cho phần quai |
Thống đồng thời Trần là hiện vật gốc độc bản, là một hiện vật có hình thức độc đáo, đồng thời là một tác phẩm nghệ thuật. Thống là đồ dùng sử dụng trong nghi lễ thế kỷ 14 và sau này. Là minh chứng tiêu biểu cho sự phát triển của một ngành thủ công nghiệp quan trọng của Việt Nam thế kỷ 14.
Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu (được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2019)
Mâm bồng vẽ nhiều màu được sưu tầm trong dự án sưu tầm và trưng bày của Sở Văn hóa Thể thao Quảng Ninh năm 2018. Mâm bồng có chiều cao tổng thể 27,2cm, đường kính miệng mâm 41,5cm, cao chân 18,6cm, đường kính chân 19cm. Mâm bồng gồm hai phần liền nhau, phần trên là mâm tròn rộng được tạo dáng giống chiếc đĩa lớn. Phần dưới là chân quỳ tạo hình lục giác có đế tròn. Mâm bồng được chế tạo bởi đất sét trắng có hàm lượng cao lanh cao.
Mâm bồng vẽ nhiều màu được lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh là hiện vật gốc, độc bản |
Mâm bồng vẽ nhiều màu được lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh là hiện vật gốc, độc bản. Là hiện vật độc đáo, đồng thời là một tác phẩm nghệ thuật. Mâm bồng là đồ sử dụng trong nghi lễ thế kỷ 15-16. Là một mình chứng sống động cho thấy trình độ kỹ thuật và công nghệ gốm thời Lê sơ đã ở một mức rất cao, thể hiện sự vượt bậc trong công nghệ gồm sứ của Đại Việt thời đó.
Hoa văn được vẽ bằng nhiều màu sắc khác nhau, các đường nét chủ đạo được vẽ bằng màu lam, màu nâu đỏ và màu vàng ánh kim |
Bình gốm Đầu Rằm (được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2018)
Bình gốm Đầu Rằm (trọng lượng: 1.000 gram) là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, tinh thần cao của cư dân cổ xưa. Hình dáng của bình được tạo tác như một chiếc gùi tre của vùng trung du miền núi phía Bắc.
Hoa văn chủ đạo trên bình gốm là hoa văn chữ S ngược còn cho thấy trình độ tư duy đối xứng của của người thợ gốm ở di tích Đầu Rằm |
Bình có hoa văn trang trí phong phú, bố cục chặt chẽ, phản ánh ý thức tâm linh về sức mạnh của thiên nhiên và con người. Hoa văn chủ đạo trên bình gốm là hoa văn chữ S ngược còn cho thấy trình độ tư duy đối xứng của của người thợ gốm ở di tích Đầu Rằm.
Gần miệng bình có một vòi nhỏ đã mất, để lại một lỗ gần tròn có đường kính khoảng 3cm |
Tác phẩm nghệ thuật này đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nghệ thuật gốm cổ Việt Nam. Bình được chia thành ba phần: miệng, thân bình và chân đế.
Cả ba phần trên được gắn chắp với nhau một cách hài hòa, có hình dáng giống như một chiếc gùi tre. Gần miệng bình có một vòi nhỏ đã mất, để lại một lỗ gần tròn có đường kính khoảng 3cm.
Bình gốm hoa nâu Kinnari (niên đại thế kỷ 11 và 12) được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2020 |
Bình được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh |
Ngoài ra, 3 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia cũng đang được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh gồm: Bình gốm hoa nâu Kinnari (niên đại thế kỷ 11 và 12), Thạp gốm hoa nâu (niên đại thế kỷ 11 và 12), Bình gốm hoa sen (niên đại thế kỷ 11 và 12). Cả ba hiện vật này đều được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2020.
Bảo vật quốc gia Bình gốm hoa sen |
Quai bình được làm bằng hoạ tiết hình chim |
Mới đây ngày 25/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký quyết định số 2198 công nhận 23 bảo vật quốc gia đợt 10, năm 2021.
Trong đó có 4 hiện vật của Bảo tàng Quảng Ninh gồm: Thạp đồng Đông Sơn, Thống gốm hoa nâu An Sinh thời Trần, Thạp gốm hoa nâu thời Trần, Bình gốm men vẽ nhiều màu thời Lê sơ.
Thạp gốm hoa nâu tuyệt đẹp |
Hoạ tiết trang trí chủ đạo cho thạp là hoa sen |
Các Bảo vật quốc gia được để lồng kính và có máy kiểm soát độ ẩm |
Hiện tại ở Bảo tàng Quảng Ninh đang trưng bày 8 Bảo vật quốc gia |
Phạm Công
Thành Cổ Loa, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia và lễ hội độc đáo
Di tích thành Cổ Loa gắn liền với truyền thuyết vua An Dương Vương xây thành và chiếc nỏ thần Kim Quy, nơi đây lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa vô cùng độc đáo.