"Công thức" chính sách kinh tế một kích cỡ vừa cho tất cả hướng đến thị trường tự do dựa theo Đồng thuận Washington được áp đặt một cách gượng ép vào các nền kinh tế đang phát triển thông qua viện trợ và vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong suốt cuộc khủng hoảng, chính quyền Clinton quyết không nhúng tay vào vụ việc, nhưng Trung Quốc đã tự nguyện can thiệp và lần đầu tiên nhận lấy quyết định lãnh đạo quốc tế trong nỗ lực kiểm soát cuộc khủng hoảng khu vực lần này. Từ khi đó, quyền lực của Trung Quốc ngày càng tăng ở châu Á. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Trung Quốc cũng đã ra sức đáp ứng các yêu cầu của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới với vai trò như một nhà giao dịch và nhà tài chính lớn. Điều này do đó được coi là một sự thách thức đối với vai trò của Mỹ, WB và IMF.
Trong thập niên qua, hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan rõ ràng đã khiến Mỹ sao nhãng sự quan tâm và tham gia vào Đông Nam Á. Năm 2007, việc cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice không tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN thường niên, và cựu tổng thống George W Bush vắng mặt tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, đã khiến quan hệ của Mỹ với các thành viên ASEAN trở nên mất phương hướng. Mặt khác, Trung Quốc lại tăng cường sự hiện diện thông qua các dự án viện trợ tài chính và đầu tư vào thương mại và năng lượng, đồng thời thúc đẩy các chương trình văn hóa-xã hội trong khu vực.
Với nhiều nhà hoạch định chính sách tại Washington, sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối đe dọa rõ ràng đối với quyền lực Mỹ, đặc biệt ở thời điểm Mỹ đang đánh mất dần sức mạnh tài chính ở trong nước và sức mạnh mềm cũng như ảnh hưởng kinh tế ở nhiều khu vực trên thế giới. Không giống như trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ hiện nay không còn ở vị trí có thể tự cân bằng để chống lại các mối đe dọa mới tiềm tàng như Trung Quốc, ngay cả khi quân đội của nước này vẫn mạnh nhất thế giới. Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc còn phụ thuộc vào nhau nhiều hơn nhiều so với 20 năm trước.
Chính sách tái can dự vào châu Á mới của tổng thống Obama (tăng cường sử dụng "sức mạnh mềm" (kết hợp giữa ngoại giao, thương mại, chủ nghĩa quân phiệt, thúc đẩy văn hóa và chính trị) để đạt được các mục tiêu) cho tới nay đã nhận được những phản ứng tích cực và nhiệt tình từ các nước thành viên ASEAN. Điều này đặc biệt đúng với vấn đề Biển Đông, tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar, và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực sông Mekong - bởi các thành viên ASEAN không hoàn toàn tin tưởng Trung Quốc trong các vấn đề này và họ quan ngại về sự quyết liệt của Trung Quốc và chủ nghĩa đơn phương trong khu vực. Tuy nhiên, những gì ASEAN không muốn chứng kiến và những gì không nên được phép xảy ra chính là cuộc ganh đua quyền lực giữa 2 siêu cường này trong khu vực.
Chuyến thăm mới đây của Thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman với Philippine và Việt Nam đã khẳng định rõ ràng cam kết của Mỹ đối với an ninh và thương mại trong khu vực. Philippine hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ đã giúp họ củng cố khả năng phòng thủ và giám sát chống nhằm kiềm chế sự quyết liệt quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, Mỹ cũng đã gửi đi tín hiệu tích cực về việc có thể cho phép bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai.
Campuchia cũng rất tin tưởng tổng thống Mỹ sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 năm nay, thời điểm không may lại đúng vào tháng diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Xét thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào, Campuchia phải toan tính thiết lập thế đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Chheang Vannarith, giám đốc Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia (CICP), tuyên bố, Campuchia rất quan trọng với Mỹ trong việc tạo đối trọng với Trung Quốc. Ông gọi đây là chính sách đôi bên cùng có lợi, sẽ giúp ích cho cả Campuchia và Mỹ.
Các thành viên ASEAN cần tích cực trong chiến lược phòng ngừa đơn phương của mình nhằm chống lại Trung Quốc và đảm bảo hành động tiến hành không tạo ra căng thẳng có thể dẫn đến đua tranh quyền lực trong khu vực. Không ai biết có thể bằng cách nào, hay khi nào, Trung Quốc có thể trã đủa những cách tiếp cận mới như vậy. Bên cạnh đó, khả năng tái đắc cử của tổng thống Barack Obama vẫn chưa có gì chắc chắn tại thời điểm này. Rõ ràng chưa thể biết liệu sự can dự của Mỹ vào châu Á có sẽ tiếp tục sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tới đây hay không. Do vậy, các thành viên ASEAN nên tối đa hóa phạm vi lựa chọn chiến lược để tạo vùng đệm chống lại bất cứ thay đổi bất ngờ hay cú sốc nào.
Thứ hai, ASEAN nên đoàn kết tiếng nói dựa trên quan điểm của Indonesia về "sự cân bằng năng động", tuân thủ nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung giữa các thành viên ASEAN và các cường quốc khu vực khác. ASEAN cũng nên theo đuổi chính sách sức mạnh mềm để mở rộng ảnh hưởng kinh tế-văn hóa ra ngoài khu vực Đông Nam Á. Năm ngoái, tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã đề cao tầm quan trọng của địa kinh tế, thay vì địa chính trị, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong Hội nghị CEO APEC tại Honolulu. ASEAN có thể thể hiện mình là một người lãnh đạo trong việc thúc đẩy cách tiếp cận địa kinh tế ở châu Á và tăng cường lựa chọn ưu tiên của mình là thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN+6.
Sức mạnh thể chế của ASEAN đã và đang được thừa nhận trên quốc tế và chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai. Nếu các thành viên của tổ chức gắn bó theo một chiến lược thống nhất, điều đó sẽ không chỉ giúp nâng cao khả năng của ASEAN trong việc đối phó với các mối đe dọa bên ngoài, đạt được mục tiêu chung và ngăn chặn cuộc đua quyền lực trong khu vực, mà còn củng cố khả năng sử dụng chiến lược phòng ngừa của các nước thành viên một cách hiệu quả hơn.
Sarinna Areethamsirikul là nhà nghiên cứu và nhà văn độc lập tại Mỹ.
Đình Ngân dịch theo The nation