{keywords}
 

PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã trao đổi kỹ hơn về vấn đề này sau chương trình hội thảo.

- Thưa PGS.TS Lê Bạch Mai giữa những thông tin chưa được kiểm chứng hiện nay, cho rằng thực phẩm này xấu, thực phẩm kia tốt, nhiều chị em nội trợ có xu hướng tin theo và lan truyền nó. Bà nghĩ sao về vấn đề này?

Về giá trị dinh dưỡng của từng thực phẩm đơn lẻ thì không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu (bữa ăn không có sự kết hợp tốt các loại thực phẩm khác nhau), ăn sai cách thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Trước mọi tin đồn, chị em đừng vội tin theo mà tự làm khó bản thân và gia đình, thay vào đó hãy tìm hiểu bản chất, cơ sở khoa học của vấn đề.

{keywords}
 

- Nếu xét bản chất của vấn đề, bà nhìn nhận, đánh giá như thế nào về những tin đồn kiểu như mì ăn liền không tốt, nóng, khó tiêu, gây ung thư?

Trước hết, với trường hợp của mì ăn liền, đây không phải là thực phẩm xấu gây hại cho sức khỏe như lời đồn đại. Theo phân nhóm thực phẩm, mì ăn liền được xếp vào nhóm lương thực, cung cấp chất bột đường là chủ yếu, ngoài ra còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác nữa, tương tự như gạo, bún, nui, phở... có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để tạo thành bữa ăn hoàn chỉnh, dinh dưỡng. Một gói mì loại thông dụng (75g) thường chứa 40-50g chất bột đường; 13-17g chất béo và không ít hơn 6,8g đạm, do vậy có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal (tương đương 15-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).

Mì ăn liền được cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ quan quản lí có thẩm quyền, được tiêu thụ tại nhiều quốc gia và tồn tại từ hơn 60 năm nay. Hiện nay, mì ăn liền của các nhà sản xuất lớn ở Việt Nam đều phải đảm bảo tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ, thành phần nguyên liệu và phụ gia sử dụng, hàm lượng cho phép… của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm. Do vậy, người tiêu dùng có thể tin tưởng, an tâm chọn loại mì ăn liền được cơ quan quản lí có thẩm quyền cấp phép lưu hành và giám sát chất lượng, được sản xuất bởi những công ty uy tín, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại.

Với tin đồn mì ăn liền gây ung thư thì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định hai thực phẩm này gây ung thư. Người tiêu dùng hãy lựa chọn các sản phẩm mì ăn liền được cấp phép của các cơ quan quản lí có thẩm quyền để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Còn về vấn đề nóng, khó tiêu, phần lớn là do cách ăn uống không hợp lý, dẫn đến quá trình tiêu hóa, chuyển hóa trong cơ thể diễn ra không bình thường, chứ không phải do 1 thực phẩm nào đó gây nên. Mỗi thực phẩm chỉ chứa 1 số chất dinh dưỡng nhất định nên 1 thực phẩm đơn lẻ không thể tạo được 1 bữa ăn cân bằng. Vì thế một số người cho rằng thực phẩm này, hay thực phẩm khác, chẳng hạn như mì ăn liền gây nóng, khó tiêu là chưa chính xác..

{keywords}
 

- Thưa PGS.TS Lê Bạch Mai, ở trên bà có đề cập mì ăn liền thuộc nhóm lương thực có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để tạo thành bữa ăn hoàn chỉnh, dinh dưỡng. Vậy chúng ta nên kết hợp mì ăn liền với những thực phẩm nào thưa bà?

Người tiêu thụ nên kết hợp hài hòa mì ăn liền cùng những thực phẩm giàu đạm như thêm vào tô mì 3-4 lát thịt bò, thịt heo hoặc 2-3 con tôm, quả trứng, một ít nấm, đậu hũ…  để bữa ăn được cân đối hơn giữa đạm động vật và thực vật. Đồng thời, kèm thêm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cà chua, cà rốt… để bổ sung đủ lượng chất xơ. Ngoài các vitamin và khoáng chất thì sự hiện diện của chất xơ trong rau làm tinh bột được hấp thu chậm hơn, tăng lượng phân đào thải giúp tránh táo bón, không gây nóng trong người. Trong trường hợp bếp gia đình không dự trữ đủ các loại thực phẩm để có bữa ăn đa dạng, có thể sử dụng mì ăn liền đơn thuần và sau bữa ăn nên bổ sung thêm ít trái cây tráng miệng hoặc đa dạng các loại thực phẩm trong những bữa ăn khác để đảm bảo dinh dưỡng hợp lí.

- Xin cảm ơn bà !

Thúy Ngà