{keywords}
Chỉ có ứng dụng công nghệ làm nền tảng cho dịch vụ Logistics thì các doanh nghiệp trong nước mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp Logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam.

Cơ hội nào cho Việt Nam?

Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Logistics, cụ thể hơn là doanh nghiệp chuyển phát nhanh đón đầu xu hướng, xây dựng lợi thế cạnh tranh lâu dài và củng cố vị thế thị trường. Những “người chơi” trong ngành sẽ cần phải đầu tư nghiêm túc cho công nghệ và hệ thống kho bãi, mở rộng số lượng bưu cục đồng thời kết nối các doanh nghiệp nhiều bên, tạo dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh, lợi ích cho nhà kinh doanh và người tiêu dùng cuối.

Theo báo cáo của McKinsey, các chuyên gia ước tính tăng trưởng GDP ở châu Á sẽ đạt 4,5% - cao gấp đôi so với mức trung bình của thế giới, và khu vực này sẽ chiếm giữ tới 20% lượng tiêu thụ toàn cầu đến năm 2025. Bên cạnh những “ông lớn” quen thuộc trong ngành Logistics như Nhật Bản và Ấn Độ, những cái tên như Indonesia, Việt Nam và Thái Lan sẽ là những quốc gia có tiềm năng tăng trưởng cao nhất.

Dù đang gia tăng mạnh mẽ, cơ hội vẫn đang mở rộng và dư địa thị trường vẫn còn cho những người chơi chuyển mình nhanh chóng nắm bắt cơ hội và hưởng lợi. Bốn chiến thuật phổ biến được các công ty dùng để củng cố thế mạnh của mình ở thị trường châu Á là M&A, IPO, thoái vốn nhằm tái thiết bộ phận chức năng và đầu tư chiến lược.

Trong đó, ở mảng chuyển phát nhanh, một mảnh ghép thiết yếu trong bức tranh Logistic lớn, chiến thuật được sử dụng rõ nét nhất là đầu tư chiến lược, cụ thể là chủ động đầu tư cho lĩnh vực mũi nhọn là công nghệ, tăng cường tự động hóa cho quy trình và dây chuyền, từ đó rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn hàng cũng như mức độ sai sót.

Tiêu biểu, trung tâm trung chuyển phát vừa khánh thành tại Củ Chi của J&T Express được trang bị hệ thống phân loại thông minh DWS, hệ thống chuyển hướng băng tải cắt ngang (cross-belt). Nhờ áp dụng các công nghệ tân tiến mà cơ sở này có khả năng xử lý lên tới 2 triệu kiện hàng mỗi ngày, với độ chính xác lên tới 99%.

Việc mở rộng đối tác cũng giúp doanh nghiệp chuyển phát nhanh mang tới những gói giải pháp tích hợp, hỗ trợ tối ưu cho người kinh doanh trực tuyến, cũng như mở ra cơ hội khai thác chéo tệp khách hàng của đối tác. Nổi bật trong số đó phải kể đến việc ký kết hợp tác giữa J&T Express với các phần mềm quản lý bán hàng, như Pancake, UPOS, Haravan, Kiot Việt.

Trong bối cảnh người tiêu dùng và các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh ngày càng có xu hướng tìm kiếm những giải pháp tiện dụng, tích hợp và toàn diện, sự đẩy mạnh hợp tác này được đánh giá là chiến lược “win-win” thông minh giúp các bên đều có lợi: Không chỉ người bán có thêm lựa chọn giải pháp đa dạng, có thể theo dõi toàn bộ tiến trình vận chuyển và chất lượng hàng hóa qua từng khâu, kiểm soát luồng hàng xuất nhập khỏi kho, mà bản thân người kinh doanh trực tuyến, đặc biệt là những người mới gia nhập nền kinh tế số cũng có thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Nguy cơ thua trên "sân nhà"

Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, Chủ tịch Thế Giới Di Động Nguyễn Đức Tài chia sẻ trên truyền thông rằng: "Logistics ở Việt Nam cực kỳ underdeveloped, cực kỳ kém hiệu quả, rất tệ hại". Đây là cơ hội rất lớn cho những doanh nghiệp nào ở nước ngoài có sức mạnh về Logistics.

 "Ai có sức mạnh xây dựng một công ty Logistics tới nơi tới chốn ở Việt Nam chắc người đó sẽ thắng. Còn Thế Giới Di Động tập trung làm bán lẻ nên không dành thời gian cho lĩnh vực đó", Chủ tịch Thế Giới Di Động kết luận.

Theo ông Tài, hàng tiêu dùng thì khi mua online cần độ tin cậy và thời gian giao hàng nhanh. Một bà nội trợ khi hết dầu ăn, đặt mua online thì không thể đợi 3 ngày mới giao.

"Chúng tôi ý thức ngành này khác rất nhiều so với mua một chiếc đầm, một đôi giày. Những cái đó có thể đợi 3 ngày, khi nào tiện thì giao, nhưng những đồ mà chúng tôi kinh doanh thì người ta không chấp nhận điều kiện giao hàng như vậy đâu", Chủ tịch Thế Giới Di Động nói.

Thế Giới Di Động hiện nay đang chủ đích xây dựng một mô hình kinh doanh online khác biệt, đó là online với tính chính xác cao, hứa gì làm nấy. Nếu khách hàng nói rằng chỉ có thể nhận hàng từ 10h-12h, thì hàng sẽ được giao đúng vào thời gian đó.

Không những vậy, ông chủ Thế Giới Di Động còn hướng tới xây dựng dịch vụ giao hàng peer-to-peer, có nghĩa là 1 giao 1. Ví dụ, nếu khách hàng cần 1kg thịt rất gấp, thì trong vòng 60 phút, một bạn nhân viên giao hàng sẽ lấy hàng để giao thẳng tới nhà khách hàng, tức là giao hàng 1-1 để đảm bảo tốc độ.

Nói về ngành Logistics, ông Nguyễn Đức tài cho biết: "Logistics là một ước mơ". Ước mơ của ông Tài là có ai đó làm Logistics ngon lành để công ty ông có thể thuê và chỉ còn phải tập trung vào việc mua và bán, vì đó là sức mạnh của bán lẻ.

Theo khảo sát, trình độ ứng dụng CNTT của doanh nghiệp Logistics Việt Nam vẫn ở mức thấp, nhất là trong lĩnh vực vận tải đường bộ - hiện chiếm 80% thị phần vận tải nội địa. Ðây là một trong những yếu tố khiến cho doanh nghiệp Việt khó có thể vận hành hiệu quả và cải thiện chất lượng dịch vụ. Phải ứng dụng công nghệ làm nền tảng cho dịch vụ Logistics thì các doanh nghiệp trong nước mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp Logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam.

 Thái Khang

Ông Nguyễn Đức Tài: "Logistics ở Việt Nam cực kỳ kém hiệu quả, rất tệ"

Ông Nguyễn Đức Tài: "Logistics ở Việt Nam cực kỳ kém hiệu quả, rất tệ"

"Ai có sức mạnh xây dựng một công ty logistics tới nơi tới chốn ở Việt Nam chắc người đó sẽ thắng", Chủ tịch Thế Giới Di Động nhận định.