- Nghiên cứu do LHQ thực hiện đã khẳng định rằng VN không thiếu những người phụ nữ có đầy đủ các tiêu chuẩn cho các vị trí dân cử. Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với những rào cản khổng lồ hạn chế sự phát triển của mình.
VN đang đứng trước một thời khắc vô cùng quan trọng. Luật Bầu
cử sắp được thông qua có đồng nhất với các luật, chính sách quốc gia và cam kết
quốc tế của VN về bình đẳng giới để có thể tiến lên trên hành trình này hay
không phụ thuộc vào quyết định của QH.
Khi đi trên một con đường dài sẽ có lúc ta phải lựa chọn: đứng yên, quay lại hay
đi tiếp. Điều này rất giống với hành trình tiến tới bình đẳng giới của một quốc
gia cũng vậy. Trên hành trình ấy, có những cung đường ta có thể dễ dàng tăng tốc
chạy qua, và cũng có những đoạn đường mà ta cần lấy đà để nhảy những bước thật
xa.
Đảm bảo phụ nữ chiếm ít nhất 35% đại biểu QH và HĐND các cấp sẽ là một bước tiến lớn trên hành trình tiến tới bình đẳng giới của VN. Ảnh: Minh Thăng |
Trên hành trình tiến tới bình đẳng giới, VN đang đứng trước một cột mốc mà những nỗ lực cụ thể có thể sẽ đem lại những bước tiến khổng lồ. Các ĐBQH chuẩn bị bỏ phiếu thông qua luật Bầu cử đại biểu QH và ĐB HĐND sửa đổi. Những thay đổi trong luật này có thể sẽ giúp VN trở thành một trong những nước đi đầu trên thế giới về sự tham chính của phụ nữ.
Tối thiểu phải 35% ĐB dân cử nữ
Sửa đổi luật Bầu cử để đảm bảo phụ nữ chiếm ít nhất 35% đại biểu QH và HĐND các
cấp sẽ là một bước tiến lớn trên hành trình tiến tới bình đẳng giới của VN. Sự
thay đổi này sẽ cho nhân dân VN thấy cam kết mạnh mẽ của QH trong việc thực hiện
bình đẳng giới như đã được thể hiện trong Hiến pháp và luật Bình đẳng giới của
VN.
Những thay đổi ấy cũng sẽ giúp VN đạt được Mục tiêu thứ 3
trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, hướng đến nâng cao bình đẳng giới
và trao quyền cho phụ nữ.
Hiện tại, phụ nữ chỉ chiếm 24% đại biểu QH. Như vậy, với tỉ lệ phụ nữ chiếm môt
nửa dân số, VN đã không đảm bảo sự đại diện ngang bằng của phụ nữ như Chính phủ
đã cam kết trong Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).
Thậm chí trong 10 năm qua, tỷ lệ đại biểu nữ trong QH có chiều hướng giảm. Chiều
hướng này sẽ còn tiếp diễn nếu không có những biện pháp rõ ràng.
Trong những cuộc thảo luận mà tôi đã tham gia, tôi nhận thấy ở nhiều cán bộ Nhà
nước cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phụ nữ nắm giữ tối thiểu 35-40% vị trí dân cử
như đã được ghi rõ trong nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến
lược quốc gia về bình đẳng giới.
Dựa trên các thực tiễn quốc tế và đề xuất áp dụng các biện pháp đặc biệt tạm
thời để thúc đẩy bình đẳng giới của CEDAW, LHQ khuyến nghị VN thực hiện cơ cấu
giới trong danh sách ứng cử viên QH và HĐND các cấp. Với mục tiêu
tối thiểu 35% đại biểu dân cử là nữ, danh sách ứng viên ở tất cả các khu vực
phải bảo đảm sự đại diện ngang bằng của ứng viên nam và nữ.
Mục tiêu phụ nữ nắm giữ tối thiểu 35-40% vị trí dân cử như đã được ghi rõ trong nghị quyết số 11. Ảnh: Minh Thăng |
Sự đại diện ngang bằng ở đây tức là mỗi giới phải nắm giữ ít nhất 45-50% số lượng ứng viên ở tất cả các khu vực tranh cử. Ở nhiều quốc gia trên toàn cầu, hành lang pháp lý quy định cơ cấu giới trong bầu cử là một giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo cân bằng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các thể chế chính trị.
Ứng cử sẽ lộ nhiều nữ nhân tài
Có một số ý kiến cho rằng khó áp dụng cơ cấu giới vào bối cảnh của VN bởi ở đây
không có nhiều ứng viên nữ đủ năng lực để tham gia ứng cử. Nghiên cứu do LHQ
thực hiện đã khẳng định rõ ràng rằng VN không thiếu những người phụ nữ có đầy đủ
các tiêu chuẩn cho các vị trí dân cử. Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với những
rào cản khổng lồ hạn chế sự phát triển của mình.
Do đó, cơ chế đề cử và ứng cử phù hợp sẽ giúp phát hiện rất
nhiều nữ ứng viên đại biểu QH và HĐND
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đảm bảo cơ cấu giới trong việc lựa chọn ứng viên
QH và HĐND là công việc khá đơn giản. Nếu danh sách ứng viên ở một khu vực không
tuân thủ cơ cấu giới đã được thông qua, Hội đồng bầu cử ở khu vực đó buộc phải
điều chỉnh danh sách ứng viên trong một khoảng thời gian nhất định.
Một cơ quan nhà nước cấp cao, cụ thể ở VN là UBTVQH, sẽ chịu
trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ cơ cấu giới ở tất cả các khu vực bầu cử và xử
phạt những khu vực bầu cử không chấp hành cơ cấu giới.
Phân tích của LHQ nhằm đẩy mạnh bình đẳng giới trong Dự thảo Luật Bầu cử đại
biểu QH và đại biểu Hội đồng Nhân dân sửa đổi có thể truy cập tại đây. Bên cạnh
cơ cấu giới, LHQ còn đưa ra các biện pháp tiến bộ khác nhằm hạn chế việc bỏ
phiếu hộ (hay đại diện bỏ phiếu), đảm bảo công bằng và cân bằng giới của thành
viên trong các tổ chức phu trách bầu cử.
Chúng tôi hy vọng tài liệu này của LHQ sẽ giúp ích cho các
thảo luận của QH với mục tiêu tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong QH.
VN đang đứng trước một thời khắc vô cùng quan trọng. Luật Bầu cử sắp được thông
qua có đồng nhất với các luật, chính sách Quốc gia và cam kết quốc tế của VN về
bình đẳng giới để có thể tiến lên trên hành trình của mình hay không phụ thuộc
vào quyết định của QH.
Chính lá phiếu của các đại biểu QH trong kỳ họp thứ 9 sẽ xác
định hướng đi của VN trên hành trình tiến tới bình đẳng giới.
Pratibha Mehta (Điều phối viên thường trú của LHQ tại VN)