- Lấy chồng 10 năm sau mới đi làm, chị Nguyễn Hà Lan giáo viên một trường THCS tại Hà Nội đang nhận mức lương tháng 4,8 triệu đồng. Với đồng lương nhà nước tuy ít ỏi nhưng chị vẫn có thể chi trả cho các sinh hoạt phí của gia đình hàng tháng và nuôi hai con ăn học.

Thời buổi kinh tế khó khăn,người lao động nai lưng làm việc nhưng đồng tiền kiếm được chẳng là bao. Trong khi giá cả các mặt hàng thiết yếu thì tăng vùn vụt, các khoản phải chi cho những nhu cầu tối cần thiết như: ăn, ở, giáo dục, y tế,…không hề giảm. 

Đây là những thách thức không nhỏ mà người lao động có thu nhập thấp đang phải đối mặt. Giải pháp họ có thể làm để o ép các nhu cầu cơ bản trong mức tiền lương còm cõi hàng tháng, đó là tăng cường tiết kiệm, cắt giảm hầu hết các khoảng chi không cần thiết.

Và dưới đây là cách làm của một cô giáo ở Hà Nội để sống trong thời kỳ bão giá và nuôi hai con ăn học với mức lương nhà nước không nổi 5 triệu đồng/tháng.

“Thắt lưng buộc bụng”

Chị Nguyễn Hà Lan, 43 tuổi đang là giáo viên văn của trường THCS ở Hà Nội. 10 năm sau khi kết hôn chị Lan mới đi dạy nên mức lương chị nhận không được bằng những giáo viên khác, chỉ khoảng 3 triệu đồng một tháng. Tiền lương cơ bản cộng thêm 15% phụ cấp đứng lớp, mỗi tháng chị Hiền chỉ nhận được 4,8 triệu đồng.

 

{keywords}
 
Chị Nguyễn Hà Lan
 

“Với số lương đó, khéo lo thì tôi vẫn trang trải để đảm bảo cuộc sống cho bốn người trong gia đình ở mức cơ bản và tiền học hành cho các con. Cuối tháng nhận lương, tôi hay chia tiền lương ra từng phần để khi tiêu không khoản nào bị thâm hụt” chị Lan chia sẻ.

Gia đình chị Lan có bốn người, chồng chị đã về hưu, hay ốm đau nên tiền lương tháng của chồng chỉ để thuốc men và đi bệnh viện, con trai lớn đang học đại học và cô con gái út đang học cấp 1. Chị Lan là tay hòm chìa khóa, chủ chi tất cả các khoản phí trong gia đình nên chị luôn rất cẩn trọng trong việc tính toán chi tiêu.

Chị Lan liệt kê những khoản cố định phải chi mỗi tháng gồm: 2 triệu tiền ăn cho bốn người; 500 nghìn tiền điện, nước; tiền học phí và tiền ăn trưa ở trường cho con gái út 800 nghìn; tiền điện thoại 300 nghìn, tiền xăng xe 300 nghìn. Số tiền dư còn lại chị để riêng ra phòng khi phải dùng cho những việc phát sinh như mua sắm đồ dùng, thăm hỏi người ốm, cỗ bàn, khách khứa...

Ngoài cô con gái út đã ăn trưa ở trường, để tiết kiệm và đảm bảo chất lượng bữa ăn,các thành viên còn lại không ăn ở ngoài mà cả ba bữa sẽ về ăn cơm nhà. Cơm nhà vừa vệ sinh, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng mà mỗi ngày chị Lan chỉ hết mua hết khoảng 60 nghìn đồng.

Về việc đi chợ hàng ngày, chị Lanthường đi chợ trưa vì thời điểm ấy chị mới hết tiết ở trường,cho nên hay mua được đồ ăn rẻ. “Người ta bảo đi chợ muộn còn toàn đồ ế, không tươi ngon nhưng theo tôi mua được đồ tươi ngon hay không là do kinh nghiệm của bà nội trợ, tinh mắt thì vẫn chọn được đồ ăn tươi sống mà giá lại phù hợp.

Còn đi chợ sớm mà nghe lời quảng cáo bùi tai của mấy bà bán hàng thì đồ từ hôm trước họ cũng bảo đồ mới nhập, lúc ấy mua phải hàng ôi với giá cắt cổ vẫn tưởng mua được hàng ngon giá rẻ”, chị Lan giãi bày.

Khi có ý định sắm sửa đồ dùng, quần áo,... chị Lan bao giờ cũng cân nhắc kỹ lưỡng về giá cả và chất lượng. Trước khi mua chị có thói quen kiểm tra thông tin khuyến mại về sản phẩm định mua, sau đó chọn cửa hàng phù hợp. Như vậy vừa mua được mặt hàng mong muốn với giá rẻ lại được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt.

Thời buổi “người khôn của khó” nên gia đình chị Lan cũng phải cắt giảm hoặc hạn chế nhiều khoản không thiết yếu lắm. Ví như chuyện đi du lịch, thay vì đi tự phát thì chị sẽ đi theo tua cơ quan tổ chức, con cái sẽ đi tua dotrường, lớp tổ chức. Nếu cả nhà cùng muốn đi thì sẽ xin vào suất trống ở cơ quan hoặc đi vào thời điểm “trái mùa”, như vậy sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá.

Đặc biệt những lúc có nhiều đám cỗ, tiệc tùng nếu không khéo và chặt chẽ tính toán sẽ rất dễ lạm chi. Chị Lan chia sẻ vào cao điểm mùa cưới, một tuần nhà chị nhận được năm cái thiếp mời là bình thường, mỗi đám cưới nếu đến dự sẽ phải mừng 500 nghìn.

“Đi cả năm đám cưới thì tháng đó cả nhà chết đói mất. Trong trường hợp này mình phải chọn đám nào cần thiết thì đến dự còn những đám không quan trọng lắm thì gửi phong bì 300 nghìn thôi, như vậy sẽ tiết kiệm được 200 nghìn. ”

Có những tháng túng bấn, phải chi nhiều khoản một lúc, chị Lan phải tìm cách vay mượn anh em, bạn bè hoặc xin đi dạy thêm để có đủ tiền tiền trang trải.

Để con học tốt mà không cần học thêm nhiều

O ép các khoản sinh hoạt phí trong một định mức đã khó, để lo cho các con học hành trong một phần tiền có giới hạn còn khó hơn. Nhà chị Lan có hai con đang tuổi ăn học nên chi phí cho việc học hành của các con cũng là vấn đề lớn đối với một công chức như chị.

 

{keywords}
 

 

Nhưng rất may mắn hai con của chị đều học giỏi, con trai lớn nhà chị Lan đang học trường Đại học Việt – Pháp, một trường đại học công lập đào tạo theo chương trình quốc tế có mức học phí rất cao. Tuy nhiên, với những sinh viên xuất sắc vào được trường sẽ được giảm 75% học phí và con chị Lan là một trong những sinh viên xuất sắc đó.

Con gái út của chị đang học lớp 4, do bố mẹ đều là giáo viên nên sẽ dạy các con được một số môn tại nhà bởi vậy sẽ bớt được một phần tiền học thêm ở ngoài.

Có những môn học đòi hỏi phải có phương pháp dạy và cọ sát thực tế nhiều như toán và tiếng anh thì cần những buổi học củng cố thêm ở ngoài. Do đó, chị Lan đã có một lựa chọn thông mình đó là tập hợpnhững đứa trẻ ở gần nhà vàbằng tuổi con mình lại, rồithuê một cô giáo có kinh nghiệm về dạy cho các con. Như thế vừa kiểm soát được chất lượng dạy và học của thầy, trò vừa tiết kiệm chi phí, lại không mất công đưa đón con.

Bên cạnh đó, việc tự học của các con luôn được chị Lan chú trọng, bởi theo chị: “Nếu học thêm nhiều mà về nhà không tự học, tự ôn tập lại thì sẽ không có hiệu quả. Tôi cũng không ép các con học thêm quá nhiều, cần phải có sự cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi thì mới tốt cho trí óc”

Ngoài chi phí học hành thì sách vở, băng đĩa, thiết bị phục vụ cho việc học tập của các con phải thật cần thiết chị mới mua. Còn không em sẽ dùng lạisách, đồ dùng của anh, hoặc mượn ở thư viện, những thiết bị phục vụ học tập quá đắt mà chỉ dùng một vài lần thì sẽ đi thuê thay vì mua tốn kém.

Với cách chi tiêu có tính toán, chỉ với 4,8 triệu đồng một tháng, chị Lan không những lo được cho con cái học hành, chi trả các khoản sinh hoạt phímà chị cònthu xếp để đăng ký cho gia đình mình tham gia một lớp học khiêu vũ với giá chỉ 20 nghìn một buổi.

“Thôi thì nhiều no, ít đủ làm ra được bao nhiêu thì sẽ sống ở mức ấy. Cái chính là mình phải biết cân bằng chi tiêu để không “vung tay quá trán” nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng cuộc sống ở mức cơ bản” chị Lan nói.

Như Quỳnh