Hãy thử tìm cách chụp ảnh bằng chiếc điện thoại hình ảnh quả cam từ mặt trăng. Điều đó chắc chắn là không thể với phần lớn chúng ta. Đó lại là cách mà các nhà khoa học đã làm để ghi lại hình ảnh một hố đen trong không gian. Một nhóm hơn 200 nhà nghiên cứu đã công bố hình ảnh đầu tiên về hố đen vào hôm 10/4 (theo giờ địa phương).
Họ cũng sẽ không thể làm được điều đó nếu không có Katie Bouman, người đã phát triển thuật toán quan trọng. Cô bắt đầu nghiên cứu và tạo ra thuật toán cùng với nhóm các nhà khoa học từ 3 năm trước. Cuối cùng, bức ảnh về hố đen vũ trụ nằm ở trung tâm dải thiên hà được gọi là M87 đã được công bố.
“Katie Bouman là là nhân tố chính trong đội ngũ các nhà nghiên cứu”, nhà khoa học có tên Vincent Fish của Đại học MIT nói trên CNN.
Còn Katie Bouman lại nói: “Không ai trong chúng tôi có thể tạo ra công trình này một cách đơn lẻ. Chúng tôi là một tập thể, chúng tôi làm được vì chúng tôi có những con người sáng tạo”.
Katie Bouman, năm nay mới bước sang tuổi30, được giới thiệu là trợ lý giáo sư tại Viện công nghệ California. Cô bắt đầu công việc này vào mùa thu vừa rồi.
Katie Bouman sinh ra và lớn lên ở bang Indiana (Mỹ). Cô tốt nghiệp trường trung học West Lafayette năm 2007. Từ thời trung học, Katie Bouman đã là một học sinh đam mê nghiên cứu. Cô thực hiện các bài nghiên cứu hình ảnh với giáo sư của Đại học Purdue, làm quen với kính viễn vọng vào năm 2007.
Là phụ nữ, Katie Bouman theo đuổi ngành kỹ thuật điện. Cô có bằng tiến sĩ của Viện Công nghệ Massachusetts vào năm 2017. Đây cũng là nơi cô học đại học và theo đuổi chương trình thạc sĩ.Katie BoumanKatie Boumansớm trở thành thành viên của Đài thiên văn tại trường. Ở tuổi 27, cô thuyết trình với TEDx về Cách chụp ảnh hố đen, giải thích các thuật toán sẽ được sử dụng ở dự án. Đây cũng là bước đầu tiên giúp Katie Bouman cùng nhóm của mình được biết đến.
Trang Twitter của Viện Công nghệ Massachusetts tự hào về cựu sinh viên của trường. Trang này đăng ảnh Katie Bouman bên cạnh nhà khoa học Margaret Hamilton để cho thấy sự tương đồng. Katie Bouman ngồi cạnh bên những chiếc đĩa đen, khởi nguồn cho công trình chụp ảnh hố đen vũ trụ. Giống cô, nhiều năm trước, Margaret Hamilton đứng cạnh chồng bản in của mã nguồn hệ thống dẫn đường cho phép NASA thực hiện sứ mệnh đặt chân lên mặt trăng.
Katie Bouman nổi tiếng chóng vánh nhưng cô lại giữ kín thông tin và hình ảnh cá nhân. Theo Heavy.com, cô đã kết hôn vào năm 2018, tại Michigan. Chồng cô là người đàn ông gốc châu Á tên Joe Leong. Trang Facebook của Katie Bouman chỉ cập nhật khoảnh khắc cô vỡ òa trước tấm ảnh lịch sử. Cha của cô, giáo sư kỹ thuật Đại học Purdue tên Charles Bouman, chia sẻ trên Express: “Con gái đã nói với gia đình rằng một sự kiện lớn sẽ đến vào hôm thứ tư. Chúng tôi đã không hiểu ý của con muốn nói là gì. Tôi thấy thú vị và tự hào khi là cha của một nhà nghiên cứu, tự hào khi con gái đã giúp kết nối mọi người với nhau”. Việc kết nối công việc trong ngành khoa học vốn là chuyện không dễ dàng.
Trong một cuộc phỏng vấn với Nature Video, Katie Bouman tin rằng đây là bước khởi đầu để có thêm những nghiên cứu khác về hố đen vũ trụ.
Hà Thanh
Làm cách nào chụp được hố đen vũ trụ rộng 38 tỷ km?
Làm thế nào mà các nhà khoa học chụp được tấm ảnh của một vật thể nuốt trọn mọi thứ? Điều không tưởng này đã được thực hiện, chúng ta đã có bức hình đầu tiên về sự tồn tại của hố đen vũ trụ.