- Câu hỏi này được lãnh đạo các cơ quan báo chí đặt ra cho lãnh đạo TP.HCM trong việc triển khai thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho hay, các cơ quan báo chí có đóng góp rất quan trọng trong việc triển khai nghị quyết 54/2017, cũng như từng đóng góp trong quá trình Quốc hội thảo luận thông qua nghị quyết.

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, trong quá trình thảo luận tại Quốc hội, có ba câu hỏi được đặt ra: TP.HCM có đặc thù gì? Vì sao thời gian qua TP.HCM không có cơ chế đặc thù mà vẫn phát triển? Vì sao TP.HCM cần phải có cơ chế đặc thù?.

{keywords}
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM phát biểu tại cuộc gặp gỡ đại diện cơ quan báo chí

“TP.HCM có hai đặc thù là đô thị lớn nhất cả nước và là trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Hai đặc thù này bình thường ai cũng cảm nhận được”, ông Nhân nói.

Tuy nhiên, ông Nhân chỉ ra vấn đề khác: TP.HCM có dân số lớn nhất cả nước. Năm 1975 có 3,5 triệu dân, đến nay đã gần 8 triệu dân.

Từ đó, Bí thư Nhân cho rằng, chính vì dân số tăng nhanh nên nhu cầu đi lại, kẹt xe ngày càng nhiều. Dân số lớn tạo nên áp lực đô thị rất lớn, dân số tăng là không giải quyết được.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết thêm, bộ máy kinh tế lớn nên đầu tư cũng rất lớn. TP có một quận trên 700.000 dân, có hai quận trên 600.000 dân, có 5 quận trên nửa triệu dân và có sáu quận 400.000 đến 500.000 dân.

“Chủ tịch quận ở đấy quản lý dân số hơn một nửa tỉnh khác. Rõ ràng áp lực rất lớn sau này phải tính nâng cấp như thế nào. Dân số lớn làm cho khối lượng công việc chính quyền các cấp rất lớn”, lời ông Nhân.

{keywords}
Ông Nguyễn Đức Liên, Trưởng văn phòng đại diện báo VietNamNet tại TP.HCM. Ảnh: Việt Dũng

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Đức Liên, Trưởng văn phòng báo VietNamNet tại TP.HCM cho biết: "VietNamNet xem việc tuyên truyền về cơ chế đặc thù của TP.HCM là trách nhiệm của mình”.

Theo ông Liên, điều mà người dân TP.HCM quan tâm đó là việc với cơ chế đặc thù này, họ được hưởng lợi ích gì? Đặc biệt là các chính sách an sinh như: Giáo dục, Y tế, an ninh trật tự...

“Với cơ chế đặc thù này, điều người dân quan tâm nữa là ra đường có phải lo lắng về an ninh trật tự hay không?”, ông Liên nói.

Chính vì vậy, ông Liên kiến nghị lãnh đạo Thành ủy, UBND.TP cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí để người dân hiểu rõ hơn về cơ chế đặc thù mà TP đang triển khai.

Cùng vấn đề này, ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập báo Pháp luật TP.HCM cho biết: khi tuyên truyền về cơ chế đặc thù trên báo chí, có nhiều phản hồi từ độc giả, đặt vấn đề cơ chế đặc thù cho TP.HCM có lợi gì cho người dân? 

{keywords}
 Ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp luật TP.HCM

“Trong cơ chế đặc thù có một ý nói sẽ tăng cường các giải pháp phương tiện vận tải công cộng, nhưng người ta chưa thấy rõ các phương án chống kẹt xe để giúp người dân đi lại tốt hơn, hoặc chống ngập như thế nào?”, ông Phước nói.

Ngoài ra, tại buổi gặp gỡ, đại diện các cơ quan báo chí đã đặt nhiều câu hỏi, vấn đề về việc tăng thu phí và lệ phí như thế nào khi áp dụng cơ chế đặc thù.

TP.HCM thông qua nghị quyết triển khai cơ chế đặc thù

TP.HCM thông qua nghị quyết triển khai cơ chế đặc thù

Nghị quyết triển khai thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM của HĐND TP có hiệu lực từ ngày 15/1/2018.

TP.HCM triển khai nghị quyết về cơ chế đặc thù

TP.HCM triển khai nghị quyết về cơ chế đặc thù

30 tờ trình của UBND TP.HCM sẽ được đưa ra tại kỳ họp HĐND TP. Trong đó có tờ trình để thực hiện triển khai nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP.

Hành trình xin cơ chế đặc thù qua lời kể của nguyên Phó chủ tịch TP.HCM

Hành trình xin cơ chế đặc thù qua lời kể của nguyên Phó chủ tịch TP.HCM

Nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài trao đổi với VietNamNet về nghị quyết 54 vừa được Quốc hội thông qua.

Văn Bình