Với số vốn 100 triệu để kinh doanh thì bạn có khá nhiều lựa chọn với những ý tưởng kinh doanh ít vốn. Tuy nhiên hình thức kinh doanh nào hiệu quả nhất thì điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào thế mạnh của bản thân bạn.
1. Kinh doanh online
Đầu tư kinh doanh online là ý tưởng được nhiều người lựa chọn. Bởi với hình thức kinh doanh này số vốn 100 triệu bạn bỏ ra sẽ tập trung vào đầu tư mua hàng hóa, sản phẩm mà không phải chịu các chi phí lớn bị chi phối như phí thuê mặt bằng, trang trí cửa hiệu…
Kinh doanh online bạn có thể lựa chọn nhiều mặt hàng như quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp, kinh doanh công nghệ… Tuy nhiên với số vốn 100 triệu ban đầu bạn chỉ nên tập trung vào một mặt hàng trước mắt và mở rộng mặt hàng khác sau.
Bạn hãy xác định mặt hàng đó có phải thế mạnh của bạn hay không? Mặt hàng đó có đang “hot” hay đang được thị trường tiêu thụ lớn không?
Ví dụ:
Kinh doanh quần áo: Nếu bạn sở hữu một vóc dáng đẹp, thì bán quần áo là lựa chọn hợp lý, vì bạn sẽ là người mẫu thử đồ và không cần thuê thêm người mẫu.
Kinh doanh công nghệ, phụ kiện: Đây là ý tưởng được ưa chuộng hiện nay. Với thời đại 4.0 thì công nghệ luôn là lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất.
Tuy nhiên với lĩnh vực này, đòi hỏi bạn cần có sự tìm tòi, một chút hiểu biết về công nghệ, để hướng dẫn, tư vấn chính xác và bảo trì, bảo dưỡng cho khách hàng tạo nên uy tín lâu dài.
Với lĩnh vực kinh doanh công nghệ bạn có thể lựa chọn kinh doanh với các mặt hàng như: Điện thoại, phụ kiện điện, máy tính, phụ kiện máy tính, sản phẩm chống trộm, smarthome, thiết bị theo dõi, camera, mic, loa, đài, tivi, thiết bị gia dụng thông minh… Mỗi một sản phẩm đều có thế mạnh và chiếm một phần khá quan trọng trong nhu cầu, đời sống người dân hiện nay.
Với hình thức bán hàng online bạn có thể bán trên nhiều kênh, như Facebook cá nhân, Fanpage, Instagram, các trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…) để tăng hiệu suất bán hàng.
Khởi đầu với vốn 100 triệu, nếu như việc kinh doanh thuận lợi và số lợi nhuận thu vào tốt, khi ấy bạn có thể mở rộng kinh doanh với những mặt hàng liên quan khác để phát triển.
2. Mở cửa hàng
Đầu tư mở cửa hàng là một ý tưởng không tồi. Tuy nhiên bạn sẽ phải cân nhắc về số tiền phải trả cho mặt bằng, thuế... hàng tháng. Ngoài ra các chi phí như cửa hiệu, trang thiết bị cho cửa hàng, điện, nước… bạn cũng nên cân nhắc và tính toán.
Đầu tư mở cửa hàng thì sẽ tạo được mức độ uy tín cao hơn khi không có cửa hàng nếu kinh doanh lâu dài. Bạn cũng có thể lựa chọn nhiều mặt hàng để kinh doanh tại cửa hàng, ngoài quần áo, trang sức, mỹ phẩm… thì bạn có thể mở tạp hóa, hiệu sách, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, tiệm làm bánh, quán ăn, đồ ăn vặt…
Có rất nhiều ý tưởng để bạn thực hiện việc kinh doanh khi mở cửa tiệm với vốn 100 triệu. Và khi việc kinh doanh của bạn phát triển và lợi nhuận cao thì bạn có thể mở thêm cửa hàng, chi nhánh và tự tạo thương hiệu riêng cho bản thân để đứng trên thị trường lâu dài và bền vững.
3. Mua ô tô trả góp
Kinh doanh mua ô tô trả góp là hình thức kinh doanh ít người nghĩ đến với số vốn 100 triệu. Với hình thức này, bạn sẽ mua một chiếc xe ô tô trả góp trước 100 triệu và đăng ký nhận chạy taxi cho các hãng lớn hay qua các ứng dụng hiện nay như: Grab, Goviet… để thu lợi nhuận.
Đây là hình thức kinh doanh làm thuê nhưng mang lại sự tự do nhất định. Tuy nhiên khi lựa chọn hình thức kinh doanh này, bạn nên cân nhắc về số tiền hãng xe bạn định mua trả góp liệu có đủ để chi trả tiền trả góp mỗi tháng hay không?
Ngoài ra bạn cũng nên tính thêm một số phát sinh khác như xăng xe, bảo trì, bảo dưỡng, dầu, nhớt… Và đặc biệt bạn cần có bằng lái, đầy đủ giấy tờ, kiến thức giao thông và có kinh nghiệm tay lái lành nghề để đảm bảo an toàn cho bản thân và hành khách.
Đầu tư với số vốn 100 triệu đồng trước mắt thì việc lựa chọn những sản phẩm có giá trị đầu vào thấp và bình ổn là một lựa chọn an toàn, không bị tồn kho đọng lại quá nhiều vốn khi gặp khó khăn. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc theo thế mạnh của mình, phân tích thị trường những ưu, nhược điểm và cách khắc phục khó khăn của mỗi mặt hàng. Từ đó đưa ra quyết định, định hướng kinh doanh cho bản thân.
(Theo Phụ Nữ Việt Nam)