Lời tòa soạn

Trong lịch sử, Trung Quốc có không ít gia tộc nổi tiếng về độ giàu có và quyền lực như nhà họ Bối ở Tô Châu, nhà họ Vinh ở Vô Tích... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những thăng trầm mà các gia tộc đó đã trải qua, cũng như những bí mật sâu kín của họ.

VietNamNet giới thiệu tới độc giả tuyến bài Bí ẩn các gia tộc nổi tiếng Trung Quốc.

Bài 1: Bí ẩn gia tộc phồn thịnh suốt 17 đời, sở hữu hàng nghìn bất động sản giá trị
Bài 2: Bí ẩn gia tộc sản sinh ra những 'ông vua' giàu nhất xứ tỷ dân

Sử sách Trung Quốc ghi lại, vào năm 897, thái thú miền đông Chiết Giang khi đó là Tiền Lưu được vua Đường ban cho một bảo vật là tấm kim bài miễn tử.

87tpyi;ku..jpg
Tấm kim bài được làm bằng sắt và khắc chữ vàng với ẩn ý "vua không nói 2 lời". Ảnh: Sohu

Trên kim bài có khắc 333 chữ vàng nêu rõ bản thân Tiền Lưu nếu phạm tử tội sẽ được miễn 9 lần, gia quyến được 3 lần. Chỉ cần không phải là tử tội thì mọi tội khác đều sẽ được bỏ qua. Tấm kim bài miễn tử này thậm chí có giá trị ngay cả khi Tiền Lưu không còn.

Vô cùng biết ơn và trân trọng sự ghi nhận của vua Đường, Tiền Lưu sau đó tiếp tục có nhiều cống hiến và đóng góp cho triều đình. Sau này, trong thời Ngũ đại Thập quốc, cũng chính Tiền Lưu là người lập nên nước Ngô Việt và chọn Hàng Châu làm kinh đô. 

gia toc ho hiem co kim bai mien tu va 1 nguoi tung lam vua 2 131821.jpg
Chân dung Tiền Lưu. Ảnh: Sohu

Khi còn sống, Tiền Lưu luôn được mọi người kính nể nên tấm kim bài chỉ để cất giữ. Khi nhà họ Tiền đầu hàng Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, Tiền Thục (vị vua cuối cùng của nhà Ngô Việt) mới mang tấm kim bài ra và được Triệu Khuông Dận hứa bảo lưu quyền lợi trong suốt thời nhà Tống.

Đến thời nhà Minh, trong gia tộc họ Tiền có người phạm tội bị vua Chu Nguyên Chương tuyên xử tử. Lúc này, tấm kim bài lại được đưa ra để xin tha tội. Chu Nguyên Chương chấp thuận nhưng xóa đi 1 chữ trên tấm kim bài, đại ý rằng họ Tiền đã 1 lần sử dụng tới “đặc quyền” của mình.

Sang thời nhà Thanh, sau khi nghe kể nhà họ Tiền sở hữu một báu vật miễn tội chết, vua Khang Hy đã sai người mang tấm kim bài đến để chiêm ngưỡng và trả lại cho nhà họ Tiền sau đó.

Tấm kim bài quý giá vẫn được người nhà họ Tiền cất giữ cẩn trọng trong suốt nhiều năm. Tới năm 1950, gia tộc quyết định tặng bảo vật này cho bảo tàng Chiết Giang và sau đó tiếp tục được chuyển đến trưng bày tại bảo tàng quốc gia Trung Quốc.

Tấm kim bài cuối cùng trong lịch sử còn tồn tại tới ngày nay đã trở thành di tích văn hóa cấp quốc gia và là báu vật vô giá của Trung Quốc.

w700d1q75cms (5).jpg
Tiền Học Sâm được mệnh danh là 'cha đẻ' của ngành tên lửa và hàng không vũ trụ Trung Quốc. Ảnh: Sina

Tiếp nối tài đức của tổ tiên, trong suốt nhiều đời, con cháu nhà họ Tiền luôn làm rạng danh gia tộc. Trong số này có thể kể tới những cái tên tiêu biểu như "Tam Tiền" - bộ 3 nhân vật xuất chúng gồm Tiền Học Sâm, Tiền Tam Cường và Tiền Vỹ Trường; các học giả Tiền Mục, Tiền Huyền Đồng và Tiền Chung Thư; nhà hóa học đoạt giải Nobel Tiền Vĩnh Kiện;...