Nước Anh trong suốt 60 năm Nữ hoàng Victoria thống trị Anh là thời kỳ hoàng kim và niềm tự hào của người Anh. Tuy nhiên, hơn 100 năm qua, cuộc sống riêng tư của Nữ hoàng đã gây không ít tranh cãi, như tin đồn về cuộc tình giữa bà và một người đầy tớ Scotland và mới đây là mối tình giữa bà với một giúp việc người Ấn Độ ít hơn bà 44 tuổi.
Năm 1887, nước Anh tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm trị vì của Nữ hoàng Victoria, hoàng tử và giới quý tộc của nhiều nước cũng được mời tham dự, trong đó có cả Hoàng tử của Ấn Độ. Vì vậy, Nữ hoàng quyết định tuyển hai người Ấn Độ tới để phục vụ cho vị hoàng tử này, trong đó có một người tên là Abdul Karim. Khi đó, Karim mới 24 tuổi và đang làm thư ký tại nhà giam trung ương Ấn Độ.
Trong cuốn nhật ký mới được xuất bản “Victoria and Abdul”, Karim đã viết: “Năm 1887, tôi đã tới Anh và trở thành “công chức” của Nữ hoàng dưới sự đề nghị của Tiến sỹ Taylor. Tại Ấn Độ, từ “công chức” sẽ được hiểu là người tháp tùng nhà vua hoặc hoàng tử…Tôi đã chấp nhận lời đề nghị đó và tới Anh”. Trong nhật ký của Nữ hoàng Victoria cũng có nhắc tới tên của hai người Ấn Độ mới tuyển dụng: “Một người là Mohammed Bucksch, anh ta rất đen…người còn lại là Abdul Karim, trông trẻ hơn người kia, cao lớn và khỏe mạnh”. Được biết, Nữ hoàng Victoria khi đó đã 68 tuổi, đầy tớ người Scotland đã chăm sóc bà từ khi chồng bà qua đời (1861) cho tới lúc người này chết (1883).
Sau khi Karim vào cung, món cà ri đã được đưa vào trong thực đơn của Hoàng gia, hơn nữa, Karim còn dạy Nữ hoàng nói tiếng Urdu. Chỉ trong vòng 1 năm, Nữ hoàng đã nhanh chóng bị vẻ cao to, đẹp trai của Karim làm cho mê mẩn. Tuy nhiên, Karim lại cảm thấy rất thất vọng, anh ta không hài lòng với công việc “không có thể diện” này và nhiều lần tỏ ý muốn trở về Ấn Độ. Nữ hoàng cảm thấy vô cùng lo lắng khi biết điều đó, bà đã viết một bức thư cho Karim nói rằng: “Nếu phải xa ngươi, ta sẽ cảm thấy rất buồn vì ta thích người và tôn trọng ngươi. Ta rất sẵn lòng giúp ngươi kiếm một vị trí tốt ở Ấn Độ, ta hy vọng ngươi sẽ quay lại Anh để thăm ta”.
Để giữ Karim lại, Nữ hoàng đã phong cho Karim chức “giáo viên của Nữ hoàng” và “người phục vụ Hoàng gia”. Kể từ đó, Karim đã phục vụ Nữ hoàng hơn chục năm, thậm chí Nữ hoàng đi nước ngoài, Karim cũng đi theo. Nữ hoàng Victoria còn cho phép Karim đưa vợ tới Anh sinh sống và xây cho vợ chồng Karim một căn hộ trong cung điện riêng của mình.
Ngày 3 tháng 11 năm 1888, Nữ hoàng Anh nói với con gái mình rằng: “Ta rất thích Karim, hắn ta là một người cực kỳ nhẹ nhàng và thấu hiểu người khác, đó quả là niềm an ủi đích thực đối với ta”. Được biết, Nữ hoàng có 9 người con nhưng bà không thân thiết với các con mình, thậm chí nhiều khi căng thẳng và Karim là người bạn đáng tin cậy nhất của bà.
Mối quan hệ giữa Nữ hoàng với Karim khiến nhiều người trong Hoàng gia Anh không mấy vui vẻ, tuy nhiên điều đó không làm bà bận tâm, mặc dù Karim ở bên cạnh nhưng ngày nào Nữ hoàng cũng viết thư cho anh ta và Karim cũng đọc hết những bức thư mà bà gửi. Dần dần, Karim bắt đầu tư vấn cho Nữ hoàng làm thế nào để giải quyết tranh chấp giữa những tín đồ Hồi giáo và Ấn giáo, đồng thời hy vọng Nữ hoàng sẽ chuyển ý kiến của mình tới Thống đốc Ấn Độ. Bản thân Karim là người Hồi giáo vì thế anh ta thường đưa ra những ý kiến có lợi cho người Hồi giáo.
Sợ Karim can thiệp vào chính sách quốc gia, các thành viên Hoàng gia Anh và đại thần đã cáo buộc Karim là gián điệp, mục đích là để Nữ hoàng phản đối những tín độ Ấn giáo. Đỉnh điểm sự bất mãn của các quan đại thần là vào năm 1889 khi Nữ hoàng và Karim đã ở lại qua đêm trong một căn phòng ở Scotland. Nhiều đại thần đã tìm cách để Nữ hoàng rời xa Karim nhưng đều vô ích. Nữ hoàng cho rằng động cơ của những người này là phân biệt chủng tộc và đố kỵ. Năm 1895, Nữ hoàng đã trao “huy chương đế quốc Ấn Độ” cho Karim, đồng thời còn cắt cho Karim một mảnh đất lớn ở Ấn Độ. Được biết, Karim còn đòi phong tước hầu nhưng bị Nữ hoàng từ chối.
Năm 1901, Nữ hoàng Victoria qua đời, Karim bị buộc phải tham dự lễ tang. Do sự thù địch giữa Hoàng gia Anh với Karim đã quá lâu nên chỉ vài ngày sau khi tang lễ kết thúc, vua Edward VII mới lên ngôi đã ra lệnh thiêu hủy những ghi chép có liên quan tới “vụ bê bối” này và quản chế Karim, các vệ sỹ cũng đã ra lệnh cho Karim phải nộp lại những bức thư mà Nữ hoàng đã gửi cho anh ta. Sau đó, Quốc vương hạ lệnh cho Karim trở về Ấn Độ. Mặc dù vậy, Edward VII vẫn chưa hết nghi ngờ, vài năm sau đó, ông lại sai người tới Ấn Độ đôn đốc gia đình Karim thiêu hủy những đồ lưu niệm liên quan tới Nữ hoàng. Năm 1990, Karim qua đời khi mới 46 tuổi, vua Edward VII vẫn chưa bỏ cuộc và sai người tới cảnh cáo vợ Karim không được để bí mật này lộ ra ngoài.
Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều “chứng cứ” được lưu lại cho tới ngày nay, ví dụ như cuốn nhật ký của Karim. Những “chứng cứ” này đã cho thấy Karim và Nữ hoàng Victoria quả thực đã có “tình ý” với nhau, Karim còn dạy Nữ hoàng nói những từ như “ Ta rất nhớ ngươi” hay “hãy ôm chặt ta” bằng tiếng Urdu. Mới đây, người nhà Karim đã công bố cuốn nhật ký “Victoria and Abdul”, hy vọng cách này sẽ đưa Karim có tên trong lịch sử. Người nhà Karim cho biết Karim không phải là “tiểu nhân trèo cao” như nhiều nhà sử học đã miêu tả mà là một người bạn thân nhất của Nữ hoàng, ông đã mang tới cho Nữ hoàng nhiều niềm vui.
Sầm Hoa (Theo Huanqiu/ thenational.ae)
Abdul Karim bên cạnh nữ hoàng Victoria vào năm 1894 (Ảnh: Legacy)
Năm 1887, nước Anh tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm trị vì của Nữ hoàng Victoria, hoàng tử và giới quý tộc của nhiều nước cũng được mời tham dự, trong đó có cả Hoàng tử của Ấn Độ. Vì vậy, Nữ hoàng quyết định tuyển hai người Ấn Độ tới để phục vụ cho vị hoàng tử này, trong đó có một người tên là Abdul Karim. Khi đó, Karim mới 24 tuổi và đang làm thư ký tại nhà giam trung ương Ấn Độ.
Trong cuốn nhật ký mới được xuất bản “Victoria and Abdul”, Karim đã viết: “Năm 1887, tôi đã tới Anh và trở thành “công chức” của Nữ hoàng dưới sự đề nghị của Tiến sỹ Taylor. Tại Ấn Độ, từ “công chức” sẽ được hiểu là người tháp tùng nhà vua hoặc hoàng tử…Tôi đã chấp nhận lời đề nghị đó và tới Anh”. Trong nhật ký của Nữ hoàng Victoria cũng có nhắc tới tên của hai người Ấn Độ mới tuyển dụng: “Một người là Mohammed Bucksch, anh ta rất đen…người còn lại là Abdul Karim, trông trẻ hơn người kia, cao lớn và khỏe mạnh”. Được biết, Nữ hoàng Victoria khi đó đã 68 tuổi, đầy tớ người Scotland đã chăm sóc bà từ khi chồng bà qua đời (1861) cho tới lúc người này chết (1883).
Sau khi Karim vào cung, món cà ri đã được đưa vào trong thực đơn của Hoàng gia, hơn nữa, Karim còn dạy Nữ hoàng nói tiếng Urdu. Chỉ trong vòng 1 năm, Nữ hoàng đã nhanh chóng bị vẻ cao to, đẹp trai của Karim làm cho mê mẩn. Tuy nhiên, Karim lại cảm thấy rất thất vọng, anh ta không hài lòng với công việc “không có thể diện” này và nhiều lần tỏ ý muốn trở về Ấn Độ. Nữ hoàng cảm thấy vô cùng lo lắng khi biết điều đó, bà đã viết một bức thư cho Karim nói rằng: “Nếu phải xa ngươi, ta sẽ cảm thấy rất buồn vì ta thích người và tôn trọng ngươi. Ta rất sẵn lòng giúp ngươi kiếm một vị trí tốt ở Ấn Độ, ta hy vọng ngươi sẽ quay lại Anh để thăm ta”.
Để giữ Karim lại, Nữ hoàng đã phong cho Karim chức “giáo viên của Nữ hoàng” và “người phục vụ Hoàng gia”. Kể từ đó, Karim đã phục vụ Nữ hoàng hơn chục năm, thậm chí Nữ hoàng đi nước ngoài, Karim cũng đi theo. Nữ hoàng Victoria còn cho phép Karim đưa vợ tới Anh sinh sống và xây cho vợ chồng Karim một căn hộ trong cung điện riêng của mình.
Ngày 3 tháng 11 năm 1888, Nữ hoàng Anh nói với con gái mình rằng: “Ta rất thích Karim, hắn ta là một người cực kỳ nhẹ nhàng và thấu hiểu người khác, đó quả là niềm an ủi đích thực đối với ta”. Được biết, Nữ hoàng có 9 người con nhưng bà không thân thiết với các con mình, thậm chí nhiều khi căng thẳng và Karim là người bạn đáng tin cậy nhất của bà.
Mối quan hệ giữa Nữ hoàng với Karim khiến nhiều người trong Hoàng gia Anh không mấy vui vẻ, tuy nhiên điều đó không làm bà bận tâm, mặc dù Karim ở bên cạnh nhưng ngày nào Nữ hoàng cũng viết thư cho anh ta và Karim cũng đọc hết những bức thư mà bà gửi. Dần dần, Karim bắt đầu tư vấn cho Nữ hoàng làm thế nào để giải quyết tranh chấp giữa những tín đồ Hồi giáo và Ấn giáo, đồng thời hy vọng Nữ hoàng sẽ chuyển ý kiến của mình tới Thống đốc Ấn Độ. Bản thân Karim là người Hồi giáo vì thế anh ta thường đưa ra những ý kiến có lợi cho người Hồi giáo.
Sợ Karim can thiệp vào chính sách quốc gia, các thành viên Hoàng gia Anh và đại thần đã cáo buộc Karim là gián điệp, mục đích là để Nữ hoàng phản đối những tín độ Ấn giáo. Đỉnh điểm sự bất mãn của các quan đại thần là vào năm 1889 khi Nữ hoàng và Karim đã ở lại qua đêm trong một căn phòng ở Scotland. Nhiều đại thần đã tìm cách để Nữ hoàng rời xa Karim nhưng đều vô ích. Nữ hoàng cho rằng động cơ của những người này là phân biệt chủng tộc và đố kỵ. Năm 1895, Nữ hoàng đã trao “huy chương đế quốc Ấn Độ” cho Karim, đồng thời còn cắt cho Karim một mảnh đất lớn ở Ấn Độ. Được biết, Karim còn đòi phong tước hầu nhưng bị Nữ hoàng từ chối.
Năm 1901, Nữ hoàng Victoria qua đời, Karim bị buộc phải tham dự lễ tang. Do sự thù địch giữa Hoàng gia Anh với Karim đã quá lâu nên chỉ vài ngày sau khi tang lễ kết thúc, vua Edward VII mới lên ngôi đã ra lệnh thiêu hủy những ghi chép có liên quan tới “vụ bê bối” này và quản chế Karim, các vệ sỹ cũng đã ra lệnh cho Karim phải nộp lại những bức thư mà Nữ hoàng đã gửi cho anh ta. Sau đó, Quốc vương hạ lệnh cho Karim trở về Ấn Độ. Mặc dù vậy, Edward VII vẫn chưa hết nghi ngờ, vài năm sau đó, ông lại sai người tới Ấn Độ đôn đốc gia đình Karim thiêu hủy những đồ lưu niệm liên quan tới Nữ hoàng. Năm 1990, Karim qua đời khi mới 46 tuổi, vua Edward VII vẫn chưa bỏ cuộc và sai người tới cảnh cáo vợ Karim không được để bí mật này lộ ra ngoài.
Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều “chứng cứ” được lưu lại cho tới ngày nay, ví dụ như cuốn nhật ký của Karim. Những “chứng cứ” này đã cho thấy Karim và Nữ hoàng Victoria quả thực đã có “tình ý” với nhau, Karim còn dạy Nữ hoàng nói những từ như “ Ta rất nhớ ngươi” hay “hãy ôm chặt ta” bằng tiếng Urdu. Mới đây, người nhà Karim đã công bố cuốn nhật ký “Victoria and Abdul”, hy vọng cách này sẽ đưa Karim có tên trong lịch sử. Người nhà Karim cho biết Karim không phải là “tiểu nhân trèo cao” như nhiều nhà sử học đã miêu tả mà là một người bạn thân nhất của Nữ hoàng, ông đã mang tới cho Nữ hoàng nhiều niềm vui.
Sầm Hoa (Theo Huanqiu/ thenational.ae)