Chuyện kinh doanh lúc hưng thịnh, khi lại ế ẩm là chuyện không có gì là lạ. Tại thời điểm ế ẩm, những ông chủ phải đau đầu nhức óc, tính trăm phương nghìn kế để đẩy hàng, tránh tồn kho, đảm bảo doanh thu. Vì vậy, việc chấp nhận thua lỗ cũng là chuyện quá bình thường.

Cô chủ nhỏ trong câu chuyện dưới đây không phải là ngoại lệ. Cô đã tìm đủ mọi cách để bán chỗ đá quý cho khách hàng, từ chuyện chuyển sang vị trí trung tâm, thu hút tầm nhìn, cho nhân viên tích cực quảng cáo nhưng cũng chẳng mấy ăn thua.

{keywords}
 

Để giải tán chỗ hàng trên, cô thậm chí chấp nhận thua lỗ, bán giá chỉ bằng 1/2. Tuy nhiên, một sự nhầm lẫn vô tình của nhân viên cửa hàng đã biến những món hàng này trở thành hàng "hot", "cháy hàng". Điều đáng nói ở đây, không phải khách mua hàng vì được giảm giá, mà là bởi, giá bán đã được đội lên gấp 2 lần.

"Một hôm, tôi nhận được điện thoại từ một người bạn là chủ cửa hàng đá quý Ấn Độ ở Arizona. Cô bị sốc vì một câu chuyện lạ lùng và cô cho rằng tôi, một nhà tâm lý học, có thể giải thích được.

Câu chuyện về lô hàng đá quý màu ngọc lam của cô. Lúc ấy là thời kỳ cao điểm của mùa du lịch, cửa hàng rất đông khách, tuy nhiên, những viên đá quý ngọc lam có chất lượng và vẻ đẹp rất xứng với giá của nó vẫn chưa bán hết.

Sau đó, cô bạn của tôi đã dùng một vài thủ thuật bán hàng nhằm làm chuyển biến tình hình. Cô cố gắng thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách chuyển chúng tới trung tâm khu vực trưng bày, nhưng không thành công. Thậm chí cô còn bảo nhân viên bán hàng lăng xê chúng, nhưng một lần nữa, những nỗ lực đó không mang lại kết quả như ý.

Cuối cùng, đêm trước khi bắt đầu chuyến mua sắm ngoài thành phố, trong tâm trạng bực tức, cô nguệch ngoạc mấy dòng chữ để lại cho người phụ trách bán hàng: "Tất cả mọi thứ trong hộp trưng bày này, giá × ½". Cô chỉ muốn tống khứ chúng, ngay cả khi phải chịu lỗ.

Vài ngày sau, khi quay trở lại, cô không ngạc nhiên khi thấy tất cả đã được bán hết. Nhưng cô thấy sốc khi phát hiện ra các nhân viên đã đọc nhầm số "½" thành "2", vậy là tất cả lô hàng đều được bán với giá gấp đôi giá ban đầu!

Một vài kết quả của Langer (nhà tâm lý học xã hội, Ellen Langer thuộc trường Harvard) chỉ ra rằng có rất nhiều tình huống trong đó hành vi của con người không hoạt động theo một cách vô thức, như chiếc băng được bật lên, mà theo tần suất.

Chẳng hạn, hãy xem xét thái độ lạ lùng của các khách hàng tới cửa tiệm đá quý, họ sà vào lô hàng đá quý màu ngọc lam chỉ sau khi người ta nhầm lẫn và tăng giá của chúng lên gấp đôi. Tôi không thể hiểu thái độ của họ trước khi tôi xem xét chúng dưới góc độ các thuật ngữ bấm vào và kêu ro ro.

Những khách hàng, chủ yếu là những người đi nghỉ, vốn không có nhiều kiến thức về đá quý màu ngọc lam, đã áp dụng một nguyên tắc chuẩn chỉ dẫn trong mua sắm, đó là "đắt = tốt". Do vậy, những vị khách du lịch – những người muốn mua đá quý "tốt" – cho rằng những viên đá quý này đáng giá hơn và đáng ao ước hơn khi giá của chúng cao hơn.

Chỉ riêng giá cả đã là đặc điểm kích thích cho chất lượng; chỉ riêng sự tăng giá đột ngột đã làm tăng lượng mua hàng rất nhiều từ những khách hàng "đói" chất lượng này...

{keywords}
Hình minh họa

Ta có thể chê trách khách du lịch vì những quyết định mua hàng ngớ ngẩn của họ. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ có quan điểm tích cực hơn. Họ lớn lên cùng quy luật "tiền nào của nấy" và chứng kiến nó lặp đi lặp lại trong đời sống.

Trước đó rất lâu, họ đã hiểu quy luật này nghĩa là "đắt = tốt". Khuôn mẫu "đắt = tốt" có tác dụng tốt đối với họ trong một thời gian dài trong quá khứ, vì giá cả của một món hàng thường tăng cùng với giá trị nên giá càng cao thì chất lượng sản phẩm càng tốt.

Bởi vậy, khi mong muốn có một viên đá quý ngọc lam tốt nhưng lại không có nhiều kiến thức về đá quý, họ sẽ dựa vào đặc điểm của giá cả để quyết định chất lượng món hàng.

Bằng cách chỉ quan tâm tới giá cả của đá quý ngọc lam, họ đã chơi trò cá cược các khả năng. Thay vì liệt kê các khả năng có lợi cho mình bằng cách cố gắng xem xét cẩn thận từng dấu hiệu cho thấy giá trị của đá quý ngọc lam, họ chỉ căn cứ hoàn toàn vào một yếu tố thường có mối liên hệ với chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào.

Họ cược rằng, chỉ giá cả cũng đủ nói lên tất cả những gì mình muốn biết. Nhưng trong trường hợp này, vì nhầm "½" thành "2", họ đã đánh cược sai...

Vô tình thu được lợi nhuận lần đầu tiên, cô bạn tôi đã nhanh chóng khai thác công thức "đắt = tốt" thường xuyên và có chủ ý. Đến nay, trong mùa du lịch, cô cố gắng đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ những mặt hàng khó bán bằng cách nâng giá.

Cô khẳng định điều này mang lại lợi nhuận phi thường. Khi điều này có tác dụng với những vị khách du lịch cả tin và – kết quả sẽ là lợi nhuận khổng lồ. Và ngay cả khi không thành công, cô có thể treo biển "Giảm giá…" và bán với giá ban đầu trong khi vẫn lợi dụng được phản ứng "đắt = tốt" với lợi nhuận gia tăng".

(Theo Pháp Luật và Bạn Đọc)