- Chắc nhiều người không tin là một xã lại có cả bảo tàng. Nhưng bảo tàng của xã Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội)- nơi trưng bày những đồ gốm cổ phát hiện được tại Kim Lan và khu vực phụ cận được xây dựng nhờ sự quên góp của nhiều người Nhật Bản yêu quý Việt Nam.
Kỳ 1: Việt – Nhật: Từ quan hệ ‘phía bên kia’ đến một loạt ‘cái nhất’
… đến tương lai
Trong bối cảnh đó, việc tìm ra hướng đi mới cho hợp tác Việt – Nhật trong tương lai là một vấn đề đang được đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách của cả hai bên.
Theo các nhà phân tích, để giải quyết vấn đề này, trước tiên cần trả lời câu hỏi: “khi chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy và các xung đột, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ... vẫn diễn ra dai dẳng, gay gắt như hiện nay, hai nước đối tác có chung nhiều mục tiêu và lợi ích cần làm gì và làm như thế nào?”. Và, trên thực tế, đã có những hoạt động hợp tác mới giữa hai nước đang bắt đầu được triển khai cả ở góc độ song phương lẫn đa phương.
Gần đây nhất là nỗ lực của Nhật Bản và Việt Nam trong việc vãn hồi, phát triển Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Hoa Kỳ tuyên bố không tham gia. Đây có thể coi là sự hợp tác trong cuộc chiến chống Chủ nghĩa bảo hộ đang dần trở nên cực đoan trên toàn thế giới mà kết quả là một hiệp định mới tiến bộ hơn với tên gọi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ra đời và được 11 nước trong đó có Nhật Bản, Việt Nam ký kết hôm 8/3 năm nay tại Santiago, Chile. Việt Nam có thể tự hào khi Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Moteghi công khai bày tỏ sự cám ơn đối với sự hợp tác hiệu quả, nhiệt tình của Việt Nam.
Ông Moteghi nhấn mạnh: “Trong những kết quả đạt được đến nay, có sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hai bên đã vượt qua nhiều khó khăn để thúc đẩy quá trình đàm phán. Có thể coi đây là một quy tắc mới thúc đẩy một trào lưu mới của thương mại, đầu tư trong thế kỷ 21, đóng góp vào sự phát triển hơn nữa của một châu Á – Thái Bình Dương vốn đang phát triển một cách năng động”.
Một hướng mới nữa là hợp tác về biển bao gồm kinh tế biển và an ninh trên biển. Đây được coi là xu hướng tất yếu của Việt Nam và Nhật Bản khi cả hai nước cùng có tiềm năng to lớn về biển cũng như cùng đang đối mặt với vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với một số nước láng giềng.
Cuối tháng 5/2014, tại Đối thoại Shangri La (Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị, đã công bố Học thuyết Abe (Abe Doctrine) trong đó có những tuyên bố cứng rắn về an ninh khu vực, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN.
Ông Abe tuyên bố: “Nhật Bản cùng các nước ASEAN hợp tác bảo vệ biển và tài nguyên biển, không cho phép sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng mà phải dựa vào luật pháp để quản lý, bảo vệ” và khẳng định: “ủng hộ Việt Nam về vấn đề biển Đông”. Vào thời điểm đó, lời tuyên bố này của ông Abe được coi là “lời tuyên chiến đối với những hành động chính trị, ngoại giao cường quyền”, nhưng nó cũng là sự khởi đầu cho hợp tác biển Việt – Nhật. Theo đó, có thể tin tưởng một cách lạc quan rằng trong một tương lai gần, đây sẽ là lĩnh vực trụ cột trong hợp tác song phương.
Hợp tác Công nghệ vũ trụ cũng đang nằm trong tầm ngắm của hai nước. Bắt đầu từ năm 2011, một dự án quy mô lớn đã được triển khai.
Được xây dựng trên diện tích rộng gần 9ha nằm trong khuôn viên Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được đầu tư với tổng nguồn vốn 54,4 tỷ Yen (tương đương gần 700 triệu USD), trong đó nguồn vốn ưu đãi ODA của Chính phủ Nhật Bản chiếm 46,5 tỷ yen và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 1.774 tỷ đồng.
Khi hoàn thành, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ đảm nhiệm những công việc quan trọng gồm làm chủ công nghệ, tự thiết kế, lắp ráp thử nghiệm, điều khiển vệ tinh nhỏ quan sát trái đất và lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ ra-đa hiện đại; xây dựng và xử lý các dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát và cảnh báo sớm thiên tai, các thảm họa môi trường; dự báo sớm sản lượng nông nghiệp, nguồn lợi hải sản, cập nhật hệ thống bản đồ điện tử cho quản lý và quy hoạch đất đai; nghiên cứu và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu... Đặc biệt, đây được coi là nền móng cho hợp tác Việt Nhật trên một lĩnh vực từ trước đến nay chưa có.
Một xu hướng mới khác đã được manh nha từ vài năm trước đó là “Hợp tác đầu tư đảo chiều”. Gọi là đảo chiều là vì từ trước đến nay vốn chủ yếu là phía Nhật đầu tư vào Việt Nam còn phía Việt Nam thì chưa mấy chú trọng. Tuy nhiên, gần đây một số doanh nghiệp Việt Nam đã cân nhắc lựa chọn Nhật Bản làm điểm đến thay vì một số nước đang phát triển như trước đây.
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực do tình trạng dân số lão hóa, kinh tế khởi sắc và quy mô thị trường lớn... khiến Nhật Bản đang là một thị trường hấp dẫn cho những doanh nghiệp nào biết tận dụng sớm những cơ hội đang có sẵn nơi đây. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá Nhật Bản là địa bàn tin cậy, độ minh bạch cao, rủi ro thấp…
Hiện đã có khoảng 35 dự án của doanh nghiệp trong nước đầu tư sang Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 7 triệu USD. Số vốn đầu tư này còn khá khiêm tốn, nhưng là dấu mốc cho sự đảo chiều trong hợp tác đầu tư Việt Nhật. Nắm bắt xu hướng này, từ tháng 7 năm 2016, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cùng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức một cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư tại Hà Nội. Nhưng khác với hàng trăm cuộc xúc tiến đầu tư đầu tư trước đây đều là kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam, lần này đại diện JETRO đến Hà Nội là để kêu gọi đầu tư từ Việt Nam vào Nhật Bản. Tin rằng với nỗ lực của cả hai bên, trong một tương lai gần, Việt Nam sẽ có tên ở vị trí danh giá trong danh sách các nước đầu tư vào Nhật Bản.
Đến đây, xin nêu một vài ví dụ minh chứng cho mức độ sâu sắc trong hợp tác Việt Nhật. Ví dụ thứ nhất là một bảo tàng khảo cổ học cấp… xã.
Chắc nhiều người không tin là một xã lại có cả bảo tàng, có chăng chỉ là phòng truyền thống hoặc khu trưng bày là cùng. Nhưng đay là sự thật. Đó là bảo tàng của xã Kim Lan – Gia Lâm – Hà Nội. Bảo tàng này trưng bày những đồ gốm cổ phát hiện được tại Kim Lan và khu vực phụ cận được xây dựng nhờ sự quên góp của nhiều người Nhật Bản yêu quý Việt Nam.
Ví dụ thứ hai là về một cụ già hơn 80 tuổi sống ở vùng sâu đầy khó khăn, nhưng khi biết tin về trận động đất – sóng thần khủng khiếp tại Nhật Bản năm 2011, cụ đã thông qua một cơ quan báo chí quyên góp …2kg sắn để ủng hộ các bạn Nhật bị thiên tai. Cụ nói: “Khi người ta có, người ta xây trường cho bọn trẻ trong bản học, nay khi họ khó mình không giúp sao đành!!!...”. Với tình cảm đó của cụ, ý nghĩa của 2kg sắn mới nặng làm sao. Bằng những con người và tình cảm như vậy, tin chắc rằng, mối duyên Việt – Nhật sẽ còn tiếp tục thắm nồng trong tương lai.
Tuấn Nhật
Việt – Nhật: Từ quan hệ ‘phía bên kia’ đến một loạt ‘cái nhất’
Nhiều nhận định cho rằng: hiện nay, mối quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
Bài toán khó của Hà Nội, Nhật Bản từng trải qua
Để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, chỉ có một phương pháp duy nhất là phải phát triển hệ thống giao thông công cộng.
Nhật Bản: ‘Cơn địa chấn’ quyết liệt trở lại về quân sự?
Với sự phản đối mạnh mẽ từ công luận, tương lai của đạo luật này vẫn còn khá bấp bênh, và cho dù có được thông qua, việc triển khai nó cũng sẽ là một vấn đề lớn.
Những chuyện nhỏ giúp tôi hiểu sự thần kỳ Nhật Bản
Và thêm một lần tôi hiểu, sự thần kỳ Nhật Bản giản dị và có thể học, có thể làm được, bắt đầu bằng những việc làm nhỏ như thế, như thế…
Nhật Bản cố thoát ‘vòng kim cô’ của Mỹ?
Thay vì Mỹ bảo vệ Nhật Bản như trước đây, sẽ là thế “phản khách vi chủ” khi Nhật Bản tham gia bảo vệ Mỹ trên quy mô toàn cầu.
Nhật Bản: Lời tuyên chiến và sự ‘nhún nhường’ khôn ngoan
Phải khẳng định rằng đằng sau những “nhún nhường” và những nỗ lực của Nhật Bản hiện nay là những mục tiêu và lợi ích thực tế của nước này.
Bao giờ Việt Nam đủ sức cạnh tranh Nhật Bản, Hàn Quốc
Chừng nào học sinh, sinh viên VN có năng lực cạnh tranh với thế giới?
Khi Nhật Bản thể hiện vai trò quân sự mạnh mẽ
Nhật Bản đã thể hiện rõ quan điểm và cách tiếp cận mạnh mẽ hơn đối với chủ quyền, an ninh quốc gia, quan hệ đồng minh.
Nhật Bản 'sốc' vì điều cấm kỵ
Tháng 5 vừa qua, Hội đồng cố vấn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công bố một bản báo cáo lập tức gây sốc dư luận bởi đề cập đến việc sửa một điều "cấm kỵ" trong Hiến pháp.