- Được giới chân dài Việt xem là "Người phụ nữ quyền lực" của làng mốt Việt", cái tên Trang Lê gắn liền với hàng loạt cuộc thi lớn như Vietnam' Next Top Model, Project Runway hay chương trình Vietnam International Fashion Week (VNFW).

Lê Thị Quỳnh Trang, hay Trang Lê là cách gọi ngắn gọn của giới thời trang khi nhắc đến bà chủ của các gameshow lớn như Vietnams Next Top Model, Project Runway hay chương trình Vietnam International Fashion Week. Không chỉ vậy, các quán quân bước ra từ những chương trình trên như Hoàng Thuỳ, Mâu Thuỷ, Trang Khiếu, Lý Giám Tiền, Hoàng Minh Hà cũng luôn xem Trang Lê  như người thầy định hướng, giúp đỡ cho sự nghiệp với tầm nhìn vươn ra thế giới. 

{keywords}
Bà Lê Thị Quỳnh Trang, chủ sở hữu các chương trình về thời trang lớn ở Việt Nam.

Nhưng đằng sau hào quang của những cuộc thi, các quán quân, còn rất nhiều câu chuyện khác xoay quanh chuyện đời - chuyện nghề và cả những tin đồn phía sau người phụ nữ quyền lực này.

Chiêu trò không phải là sở trường của tôi

- Với tư cách người đứng đầu đơn vị đang gây hiệu ứng tốt trong việc tìm kiếm những người mẫu hàng đầu Việt Nam và gần đây còn Tuần lễ thời trang quốc tế về trình diễn tại TPHCM và Hà Nội trong năm 2016. Chị kì vọng điều gì nhất vào các thế hệ Next Top Model?

Bước ra sàn diễn quốc tế và tự tin hơn trên đôi chân của chính mình, sống được với nghề mà các bạn yêu thích. Tôi đánh giá rất cao Trang Khiếu, Tuyết Lan, Hoàng Thuỳ, Kha Mỹ Vân... Họ là những cô gái xuất thân từ làng quê, rất nghị lực và bản lĩnh trước những cám dỗ để rèn giũa nghề nghiệp. Và trên tất cả, các bạn có tố chất của một siêu mẫu tài năng. 

- Giới chuyên môn nhận định Vietnam's Next Top Model là cuộc đua của các cô gái chân dài, mẫu nam chỉ là bước đệm ở nhà chung, ngay cả khi bước ra khỏi đường đua với tư cách quán quân, như trường hợp của Quang Hùng. Chị suy nghĩ gì về ý kiến này?

Đối với chúng tôi, khi xây dựng chương trình xuất phát từ đam mê. Chúng tôi mong thí sinh tham gia trở nên chuyên nghiệp, toả sáng khi bước ra từ cuộc thi. Vì thành công của các bạn, cũng chính là giá trị của chúng tôi. Việc ngày có nhiều mẫu nam sáng giá của Vietnam's Next Top Model được khán giả nhớ mặt, đắt sô sự kiện quảng cáo như Quang Hùng, Anh Quân, Quang Đại chứng tỏ các bạn rất có tiềm năng. 

Thế nhưng khi bước vào làng mẫu quốc tế, mẫu nữ có cơ hội trình diễn, thu nhập nhiều hơn. Đó cũng là lý do, là động lực thúc đẩy chúng tôi làm show Tuần lễ thời trang quốc tế tại Việt Nam, mang nhiều thêm cơ hội trình diễn dành cho các bạn mẫu nam tài năng. 

{keywords}

- Vietnam's Next Top Model mùa 2016 trở thành cuộc đua đa sắc, lần đầu tiên dành cơ hội cho cả những thí sinh "nấm lùn". Liệu tiêu chí này có phá vỡ cam kết với phiên bản gốc tại Mỹ? Phải chăng đây là cách PR khác thường hòng gây chú ý hơn với dư luận trước hàng loạt cuộc thi mẫu khác? 

Sáu mùa vừa rồi, khán giả đã nhìn thấy nhiều người mẫu thành công từ con số 0. Nhưng mùa 7 này, chúng tôi muốn hướng đến hình ảnh đa dạng hơn, đổi mới hơn. Vì thật ra, người mẫu là một nghề. Trong nghề, người mẫu có thể hoạt động sàn diễn thời trang, chụp hình, và cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Format của Next Top Model khuyến khích các nước mua bản quyền thêm yếu tố mới lạ nên chúng tôi muốn đưa sự khác biệt này vào mùa 7 này. 

Không chỉ tạo cơ hội cho nhiều bạn trẻ, chúng tôi còn muốn hướng khán giả có cái nhìn đa dạng hơn về người mẫu. Đó là lý do mà Vietnam's Next Top Model có thí sinh nam từ lâu, trong khi phải đến mùa 20 Next Top Model Mỹ mới tuyển mẫu nam.

Chiêu trò không phải là sở trường của tôi. Thay vì bỏ tiền Marketing cho chương trình, chúng tôi chọn cách tạo cơ hội cho các bạn bước ra sàn diễn quốc tế. Tôi nghĩ, đó là hiệu quả khả thi nhất. Chúng tôi không kiếm tiền từ người mẫu mà hướng đến giá trị thương hiệu. Để từ đây, chúng tôi thành lặp Học viện người mẫu, góp phần biến giấc mơ catwalk cho nhiều bạn trẻ, như chúng tôi đã đang thành công với Tuyết Lan, Hoàng Thuỳ...

- Chị gặp những trở ngại và khó khăn nào để đưa được nhiều Nhà thiết kế (NTK) tên tuổi quốc tế lên sàn diễn Vietnam International Fashion Week?

Để có được 30 phút toả sáng cho mỗi NTK, chúng tôi chuẩn bị mất 6 tháng với guồng quay khoảng 500 con người luôn luôn tất bật. Mời được NTK quốc tế về diễn ở VIFW không chỉ là chi phí, mà còn là uy tín. Chúng tôi phải nỗ lực, những NTK quốc nội phải thay đổi bản thân, hướng tầm nhìn ra thế giới. Đó là áp lực lẫn động lực để người mẫu lẫn khán giả yêu thích thời trang, có cơ hội thể hiện bản thân, tạo ra được giá trị cộng hưởng. 

{keywords}
Trang Lê và NTK Công Trí đang bàn bạc cho VNFW 2016.

Chăm người mẫu hơn chăm con

- Chị nói gì về việc những NTK Việt sẽ phải đóng góp khoản tiền từ 80 đến 200 triệu tuỳ vào tên tuổi để tham gia VIFW?

Đó là chi phí để hàng trăm con người cùng nhau xây dựng đêm diễn, chi trả cho người mẫu, công tác truyền thông, in ấn, đạo diễn, âm thanh, ánh sáng. Các bạn chỉ tập trung vào bộ sưu tập, phần còn lại, chúng tôi luôn đồng hành, giám sát. 

Nhiều NTK gọi cho tôi, mong được tham gia VIFW, với số tiền nhiều lắm để được mở màn show, kết thúc show. Tiếc là tôi phải từ chối vì đó không phải là cái VIFW cần. Chúng tôi muốn vinh danh, hợp tác với NTK tài năng, thay vì chạy theo số lượng hay lợi nhuận. Như bộ sưu tập áo dài của NTK Thuỷ Nguyễn mùa rồi, hot đến mức tạo thành cơn sốt trong giới trẻ mà bạn ấy đâu có cần diễn mở màn hay kể thúc show đâu.

- NTK nào sẽ là ẩn số cho VNFW 2016, theo chị?

Sẽ có 7 nhà thiết kế quốc tế tham gia trình diễn những bộ sưu tập mới lạ, độc đáo nhất của họ theo xu hướng thế giới. Cùng tham gia trình diễn còn có các gương mặt nhà thiết kế tài năng của chúng ta như: Nguyễn Công Trí, Hoàng Minh Hà, Thuỷ Nguyễn. Nền sân khấu lấy hoa Sen làm ý tưởng chủ đạo. 

- Để gây dựng thương hiệu của công ty lẫn cá nhân mình như hôm nay, chị đã đi qua những thử thách đáng nhớ nào?

Tôi từng là một đứa ngây thơ của showbiz, nên cũng từng bị người mẫu làm trò. Đôi khi ức chế đến cay đắng nhưng vẫn cố mạnh mẽ để vượt qua vì tôi tin công việc mình làm. Thành ra, cũng thấy vui vì được các bạn quý mến khi gọi là người phụ nữ quyền lực.

Tôi đã từng tháp các người mẫu đi khắp nơi, nhất là lần đầu các bạn đi casting quốc tế, ngoại ngữ trở thành một trở ngại lớn. Đó là công việc hậu trường khắc nghiệt, đòi hỏi sự nỗ lực của tập thể, để tìm cách vượt lên. Nhân viên nói vui tôi chăm người mẫu hơn chăm cả con. 

Và đến hôm nay, tôi mừng vì nhiều thí sinh xuất thân từ VNNM đã có mặt trên nhiều sàn diễn quốc tế từ New York, Milan đến London, Paris. Tôi nghĩ các người mẫu Việt Nam cần khắc phục điểm chết về ngoại ngữ.

Trang Lê từng học tập ở nhạc viện Hà Nội, và sau đó theo học Trường Đại học Tài chính - Kế toán. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị học tiếp chương trình thạc sĩ của Đại học Swinburne  (Úc) tại Hà Nội với mong muốn trở thành Giám đốc tài chính cho các Tập đoàn đa quốc gia. 

Đinh Quý Anh (thực hiện)