Thời nay, khi vấn đề giới tính, chuyện tình dục… ngày càng được cởi mở, ở bất cứ đâu, diễn đàn, cuộc họp hay trò chuyện xã giao người ta có thể “thoải mái” nói đến chuyện “nhạy cảm”.
Thế nhưng, có một nơi vốn dĩ dành cho chuyên môn về “tình
dục” thì lại có những người lại e dè, xấu hổ… đó là những người đàn ông gặp
vấn đề về chuyện “phòng the”.
Khi phái mạnh bị… “yếu”
Đến Phòng khám Nam khoa Bệnh viện Việt Đức, “phái mạnh”
không còn tự tin và mạnh mẽ như ngoài đời, họ rúm ró núp vào góc nào đó chờ
đợi, cố tránh những con mắt dò xét của bàn dân thiên hạ. Nhiều người đàn ông
không đủ tự tin được vợ “đích thân” đem đến mới vào khám.
Anh Hoàng mới 36 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội là luật sư. Thế
nhưng theo lời vợ anh là chị Tâm thì ngoài đời anh lắm lời bao nhiêu nhưng 2
năm nay anh bị yếu theo kiểu “chưa đến chợ đã hết tiền”, nhưng anh không dám
nói với vợ là có ý định đi khám vì ngại. Mãi đến thời gian rồi, chị Tâm
“chịu” không nổi vì giục chồng đi khám quá nhiều, đành doạ anh là nếu không
đi khám sẽ bỏ. Thế là hôm nay anh đến đây khám lần đầu.
Rụt rè mãi anh Hoàng với nói: “Tôi đã cố rất nhiều khi "lâm
trận" nhưng cùng lắm cũng chỉ được 2 phút là nhiều. Có thể do tôi nghiện
thuốc lá, nhưng bỏ rồi vẫn không cải thiện được tình hình nên đành đến khám,
không thì tan rã hạnh phúc mất”.
Khi phái mạnh... bị "yếu". |
Còn anh Trần Văn Bê, đã lấy vợ được 2 năm nhưng không
hiểu sao 4 tháng nay “yếu” hẳn đi, anh nói: "Tôi lấy lý do là thời gian này
bận công việc và đang ốm nên “nợ vợ” nhưng trong lòng lo lắng. Vẫn biết bà
ấy đang “vật vã”, chửi chồng đánh con vì bị tôi cho “treo” mấy tháng trời
nhưng tôi e không giấu được mãi nên đành đến khám, không thì rước vạ vào
thân!". Sau câu nói là những tiếng thở dài, lại có cả những anh chàng bự con
như su-mô cầm giấy hẹn đợi ở hành lang mà mặt cứ cúi gằm vì không dám nhìn
lên. Lại có những người đầu cứ lắc đi lắc lại vì chán.
Theo các bác sĩ ở đây, tất cả những người đến đây đều
mang một nỗi đau hơn là bệnh. Để điều trị căn bệnh này cần phối hợp giữa
điều trị về sức khỏe và tinh thần. Một yếu tố quan trọng là cần phải có bạn
tình để theo dõi việc điều trị được ổn định".
Tại đây, chúng tôi gặp trường hợp đôi vợ chồng cưới đã 3
tháng, nhưng cô dâu vẫn còn… “zin”. Chồng bị "hẹp cổ áo" (bao quy đầu), lại
chưa học nghệ thuật "dạo đầu"; vợ thì lúc nào cũng co rúm ngay khi chồng tỏ
"ý định", nên trận nào cũng thất bại, lại đau thê thảm.
Theo các bác sĩ ở đây thì chữa bệnh tinh thần còn khó hơn
là chữa bệnh khó nói. Ngoài những ca về rối loạn cương gây nên những trận
cười đau bụng tại phòng khám, còn có khá đông bệnh nhân nam đến chữa vô sinh,
giang mai, lậu, sùi mào gà… hằng ngày tại đây đón từ 40 -70 bệnh nhân. Đặc
thù của việc chữa bệnh ở đây là các bác sĩ thường rất vất vả. Vì ngoài làm
công tác chuyên môn, các bác sĩ còn phải vận động trấn an cho bệnh nhân.
Thậm chí là “nói đỡ” cho bệnh nhân với người nhà của họ… không khác gì “làm
dâu trăm họ” là thế.
Phát hiện… ngoại tình ở phòng khám
Chúng tôi đến Phòng khám nam khoa Ánh Sáng, số 4, toà nhà
A2 đường Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội. Bắt đầu được thành lập từ
tháng 2/2004, Tổ chức Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng ra đời, trở
thành cơ sở y tế thứ hai ở Hà Nội (sau Bệnh viện Việt Đức) chú ý đến vấn đề
này. Tại đây không chỉ khám cho nam mà cả cho nữ.
Theo như bác sĩ Nguyễn Bá Hưng thì một ngày có khoảng
30-50 bệnh nhân đến khám. Nhưng nhiều nhất vẫn là nam, trong đó cả hai vợ
chồng đều bị bệnh về tình dục. Khi tiếp chuyện chúng tôi, cứ nói chuyện được
vài phút, BS. Hưng lại xin phép tạm “ngắt” câu chuyện vì có bệnh nhân mới,
anh nói: “Nhà báo thông cảm, thường các bệnh nhân nam đến đây không muốn đợi
lâu vì họ ngại chạm mặt với người khác”. Cứ thế, trong câu chuyện với anh,
tôi thường xuyên bị “đẩy” ra ngoài để cho anh đóng cửa khám cho bệnh nhân
xong mới quay lại hỏi chuyện. Những lúc bị ra “chầu rìa”, tôi mon men đi
khắp các phòng khám ở tầng 2, có khoảng 8 phòng khám nam khoa, phòng nào
cũng kín mít vẻ bí ẩn.
Theo bác sĩ Hưng, những bệnh nhân nam đến đây phần lớn
chưa hết mặc cảm, họ thường gọi điện trước và kín đáo vào phòng khám theo...
cửa sau, có bác sĩ mình hẹn đang chờ. Mỗi trường hợp bệnh nhân là mỗi vấn đề
riêng, có người bị vô sinh, người yếu hoặc rối loạn cương dương… Nhưng theo
bác sĩ Hưng, đáng lo ngại là có những cậu bé 14-15 tuổi đã có quan hệ với
gái mại dâm. Trước khi kết hôn, nhiều thanh niên đã “quan hệ sâu sắc” với
3-4 phụ nữ, bị bệnh lây qua đường tình dục như các bệnh lậu, giang mai, sùi
mào gà…
Phát hiện... ngoại tình ở phòng khám. |
Mới sáng hôm nay anh còn khám cho một bệnh nhân nam đi
cùng bạn gái đến. Theo như người đàn ông thì họ đều đã có gia đình nhưng đều
không có nhu cầu thoả mãn nên quan hệ với nhau đã lâu, chẳng hiểu sao tuần
nay người đàn ông và cô bồ đều bị “ngứa ngáy”, họ đem nhau đến đây kiểm tra
và chữa bệnh.
Theo bác sĩ Hưng, rất nhiều câu chuyện hài hước mà các
đôi tình nhân, chủ yếu là ngoại tình đến khám và kể. Lại có trường hợp hai
vợ chồng mới cưới đã hơn một tháng nhưng họ không thể nào “quan hệ” vì vợ
kêu đau và “cậu nhỏ” của chồng có vẻ khá to so với “chỗ ấy” của vợ. Họ kéo
nhau đến khám xem “chỗ ấy” của vợ có bị hẹp hay không…
Theo bác sĩ Hưng, có đến 70% bệnh nhân mang các bệnh về
tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà… đều rơi vào trường hợp cặp bồ, số
còn lại là quan hệ với gái mại dâm. Ngoài ra còn có các cặp vợ chồng, học
sinh THPT, sinh viên.
Theo như bác sĩ Hưng thì đáng lo ngại nữa là các trường
hợp mới lớn khi được hỏi trước khi đến đây đã hỏi ai về sức khỏe sinh sản,
sức khỏe tình dục chưa thì em nào cũng nói chưa vì rất ngượng. Nhưng các em
đều thú thật đã xem phim sex, hình khỏa thân vì tìm rất dễ trên internet, có
em 16 tuổi bị các anh lớn mắc bệnh đồng tính lôi kéo... Có em mới tí tuổi đã
quan hệ với gái mại dâm, đến khi bị phụ huynh phát hiện và đem đến thì mới
khai thật.
Hãy dũng cảm đối mặt
Bác sĩ Hưng cho biết, để đến được với phòng khám, các
bệnh nhân đều phải đấu tranh tư tưởng dữ dội để chiến thắng nỗi e ngại. Có
nhiều trường hợp để bệnh quá lâu, đến khi đi khám bệnh để giải quyết hậu quả
thì đã quá muộn. Ngoài ra lượng lớn bệnh nhân chỉ xin tư vấn qua điện thoại
mà không dám đến đối mặt với các bác sĩ, đây cũng là nguồn gốc bi kịch gia
đình họ.
Các bác sĩ khuyến cáo, hãy vượt qua cảm giác đau khổ, lo
lắng vì sợ mang tiếng “yếu sinh lý” hay “kém cỏi” để bước chân đến phòng
khám nam khoa. Bản lĩnh đàn ông và sức mạnh của “thằng nhỏ” oai hùng như thế
nào phụ thuộc nhiều vào quyết định “cần kíp” này của mỗi người. Sợ gì mang
tiếng, chỉ sợ nếu không đi khám bạn sẽ phải sống chung với nhiều “sự cố”
đáng tiếc sau này mà thôi. Sự thể sẽ không nghiêm trọng đến thế nếu đấng mày
râu rũ bỏ tâm lý ngán ngại, cởi mở thổ lộ rối loạn của mình cho bạn đời để
cải thiện đời sống phòng the và giữ gìn hạnh phúc lứa đôi.
Theo Sức khoẻ &đời sống