Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi cách tính thuế của các quốc gia. Ảnh có tính minh họa (Nguồn Internet) |
Chia sẻ tại tại Hội nghị Vietnam CEO Summit 2019 với chủ đề “Chiến lược dẫn đầu trong chuyển đổi số và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Jeffrey Saviano, Nhà lãnh đạo Đổi mới thuế toàn cầu của Công ty Ernst and Young (có trụ sở chính tại Anh) cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) và Blockchain là 2 công nghệ mới quan trọng có tầm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện nay trên toàn cầu. Giá trị gia tăng trong kinh doanh của Blockchain sẽ tăng lên khoảng 176 tỷ USD vào năm 2025 và sau đó sẽ tăng vọt lên 3.100 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên hiện nay thì chỉ có 4% CIO đang tích cực sử dụng AI trong tổ chức nhưng 42% CIO khác có những dự án phát triển AI đang được tiến hành.
Ông Jeffrey Saviano cũng cho biết, theo các báo cáo của McKinsey và Gartner, trên thế giới nhưng gã khổng lồ công nghệ gồm Baidu và Google đã chỉ tầm 20 đến 30 tỷ USD cho AI trong năm 2016. Đến năm 2021 40% các ứng dụng doanh nghiệp mới sẽ bao gồm công nghệ AI. Từ nay đến năm 2030 AI sẽ tạo ra 13.000 tỷ USD tăng trưởng GDP (tương đương 1,2% mỗi năm). Các công ty có trụ sở tại Mỹ đã thực hiện 66% tổng số đầu tư vào AI trong năm 2016. Trung Quốc đứng Quốc đứng thứ 2 với 17% và đang tăng trưởng rất nhanh. Giá trị kinh doanh toàn cầu có được từ AI dự kiến lên tới 1.200 tỷ USD trong năm 2018 và 3.900 tỷ USD vào năm 2022. Dòng tiền có thể giảm 20% so với hiện tại nếu như không dùng công nghệ AI.
Cũng theo ông Jeffrey Saviano, năm nay Ernst and Young xây dựng mô hình hệ thống thuế toàn cầu, một hạt nhân của Chính phủ trí tuệ nhân tạo. Đây sẽ là sáng kiến tiên phong trong việc ứng dụng các công nghệ cao vào những vấn đề về thuế quan trọng nhất trên thế giới. Xu thế số hóa thuế và sự dịch chuyển trọng tâm từ kê khai thuế sang nộp thuế theo dữ liệu. Mô hình thủ tục số hóa thuế này sẽ trích xuất dữ liệu trực tiếp từ các hệ thống nguồn gửi dữ liệu trực tiếp cho Chính phủ. Khi ứng dụng AI và Blockchain, các doanh nghiệp sẽ có thể không khai thuế theo quy trình thông thường nữa, mà sẽ lấy số liệu của mình để tính thuế bằng AI và nộp thẳng lên Chính phủ, cơ quan thuế chỉ xem xét xem doanh nghiệp nộp thuế như vậy đã phù hợp chưa. Khi quản lý thuế chuyển sang kỹ thuật số, ở cấp độ sâu hơn thì Chính phủ cũng phải làm thế nào để có thể thông minh hóa thể chế.
Chính sách thuế và quản lý thuế quan trọng với mọi Chính phủ, giải pháp thuế với công nghệ cao cùng sự bùng nổ của công nghệ Blockchain với các ứng dụng cụ thể vào kinh doanh đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp đang trăn trở về việc áp dụng blockchain trong phạm vi nào, mang giá trị kinh doanh ra sao, bắt đầu từ đâu, và làm như thế nào. Với những đặc thù của Blockchain, sẽ mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông... Với những chính sách ưu tiên phát triển CNTT như một ngành mũi nhọn của nhà nước và tiềm năng công nghệ sẵn có, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là nơi công nghệ blockchain có nhiều điều kiện tốt để phát triển. Đây được coi là cơ hội để các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp có thể áp dụng công nghệ mới này với cơ hội sáng tạo và cạnh tranh mới, đủ sức vươn tầm ra khu vực và quốc tế.