- Nhiều ngày nay, Hà Nội và TP.HCM luôn trong tốp đầu những thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo số liệu quan trắc của AirVisual. Ông nghĩ sao về những thống kê này?

Trong thành phần khí thải của phương tiện giao thông nói chung và ô tô xe máy nói riêng, có thành phần là CO2, CO, NOX và H20. Đó là những hợp chất trong khí thải khi ta đốt nhiên liệu thì sẽ thải ra môi trường.

Không thể đổ lỗi tất cả nhưng ô nhiễm môi trường thời gian qua một phần do quá trình đốt nhiên liệu của các phương tiện giao thông. Không chỉ vậy, các loại ô tô xe máy cuốn bụi bay ra khắp các tuyến đường gây ra ô nhiễm.

Vừa rồi, tại Hà Nội và TP.HCM, mọi người nhắc nhiều tới bụi mịn. Bụi mịn gọi là PM2.5 hoặc PM10 là những loại vô cùng nguy hiểm. Kể cả dùng khẩu trang, bụi mịn vẫn có thể xuyên qua thâm nhập vào phổi người dân. Xe máy, ô tô đã khiến bụi này lan ra khắp thành phố.

Bây giờ vấn đề cần quan tâm là môi trường, quan trọng là lãnh đạo thành phố có ý thức bảo vệ như thế nào.

{keywords}
 

- Chính phủ mới đây đã quyết định nâng mức tiêu chuẩn khí thải đối với ô tô, nhưng xe máy vẫn vô tư ngoài vòng kiểm soát? Vì sao những chính sách "đụng" tới xe máy, ví dụ kiểm soát khí thải đều khó thực hiện như vậy, thưa ông?

Hiện tại Hà Nội có khoảng 700.000 ô tô nhưng xe máy thì tới 5,5 triệu xe. Trong khi ấy, ô tô đốt nhiên liệu sạch hơn xe máy, ít gây ô nhiễm hơn. Xe máy rõ ràng phải chiếm tới 70-80% lượng khí thải trong các phương tiện dùng động cơ đốt trong.

Việc kiểm soát khí thải với xe máy không làm được thời gian qua theo tôi vì chính quyền thành phố không quyết tâm, ngành giao thông không quyết tâm.

- Tình hình ô nhiễm đang trở nên vô cùng cấp bách. Có ý kiến cho rằng, cần có biện pháp để thúc đẩy chuyển đổi sang các sản phẩm xanh như xe điện. Ông có đồng tình với quan điểm này?

Tôi ủng hộ giải pháp sử dụng ô tô điện và xe máy điện. Mức ô nhiễm nếu có từ sản xuất điện kiểm soát tốt hơn là xe sử dụng xăng, dầu rất nhiều.

Bản chất ô tô điện và xe máy điện là dùng năng lượng điện, được sản xuất từ các nhà máy thủy điện hoặc nhiệt điện. Tuy nhiên, đây chỉ là nguồn gây ô nhiễm gián tiếp và ta quản lý được. Ví dụ, khi hết ắc quy, người dùng không được tùy tiện bỏ đi mà phải thu gom cho người bán thì mới được mua ắc quy mới.

Trong khi ấy, ta đang quản lý các loại xe sử dụng xăng, dầu vô cùng lỏng lẻo. Các loại ô tô phải kiểm tra định kỳ tại các trạm đăng kiểm để kiểm soát khí thải. Xe nào vượt chuẩn thì phải bảo dưỡng, điều chỉnh xe để đạt ngưỡng tiêu chuẩn.

Riêng xe máy thì ta chưa quản lý được. Bây giờ nhiều người mua xe máy rồi chạy tới khi hỏng thì thôi, không phải kiểm soát lượng khí thải ra sao. Thực tế, đi ngoài đường, rất nhiều xe máy bụi khói mù mịt.

{keywords}
 

- Ngoài tuyên truyền, theo ông, cơ quan quản lý nên làm gì để người dân hướng tới những sản phẩm điện, hạn chế các phương tiện có nhiên liệu hóa thạch?

Theo tôi, thành phố có thể cấm, ví dụ từ vành đai 1 trở vào không cho chạy xe động cơ đốt trong nữa, chỉ dùng xe điện. Nếu xe máy chạy xăng vào vành đai 1 thì bị phạt. Trong vành đai 1 chỉ cho lưu thông xe máy điện thì chất lượng không khí sẽ được cải thiện.

Tuyên truyền chỉ là một phần thôi nhưng cần cả chính sách, chế tài nữa. Giống như trước đây, chúng ta ra đường không mấy ai đội mũ bảo hiểm nhưng khi ban hành quy định, không đội mũ bị phạt thì mọi người đều chấp hành cả.

- Xin cảm ơn ông!

Bên cạnh ưu điểm không xả thải như xe chạy xăng, nhiều người cũng lo ngại về việc ắc quy, pin xe điện hỏng hóc sẽ bị vứt bỏ bừa bãi ra môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái. Vấn đề này đã được một số nhà sản xuất tìm ra giải pháp khá hữu hiệu, đó là cho người dùng thuê pin, thuê ắc quy và cung cấp dịch vụ đổi pin thay vì “bán đứt” cho người dùng. VinFast đã xây dựng hệ thống trạm đổi pin rộng khắp trên toàn quốc, dự kiến đạt 5.000 trạm vào cuối năm 2019. Trong khi đó, hãng MBI đến từ Hàn Quốc thì áp dụng hình thức cho thuê ắc quy theo cây số. Với giải pháp này, nhà sản xuất này sẽ quản lý được số lượng cũng như tình trạng pin, ắc quy đang lưu hành, để chủ động có phương án thu hồi và xử lý với các trường hợp hỏng hóc, hao mòn, tránh gây hại cho môi trường.

Minh Tuấn