- Cách nay đúng 40 năm đã từng có ý tưởng di dời Ga Hàng Cỏ và Hà Nội cần nghiên cứu triển khai xây dựng hệ thống tàu điện ngầm như Liên Xô.
Về việc quy hoạch xây dựng khu vực Ga Hà Nội và vùng phụ cận Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu UBND TP. Hà Nội thận trọng trong quy hoạch, bảo đảm phát triển bền vững.
Ý tưởng di chuyển Ga Hà Nội thực ra đã từng được nghĩ tới rồi. Hồi năm 1977, hai năm sau khi thống nhất đất nước Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Huỳnh Tấn Phát chủ trì một cuộc họp với Bộ xây dựng và Hà Nội cùng các cơ quan hữu quan của Trung ương bàn về quy hoach Hà Nội sau chiến tranh tại Bộ Xây dựng. Tại cuộc họp này đại diện của Viện quy hoạch Hà Nội phát biểu cần di chuyển ga Hàng cỏ ra khỏi nội thành và chuyển nó về Hà Đông và Hà Nội cần nghiên cứu triển khai xây dựng hệ thống tàu điện ngầm như Liên Xô!?
Đại diện cho Ủy ban kế hoạch nhà nước tham gia cuộc họp này, với tư cách là một kiến trúc sư tôi đã phát biểu cho rằng ý tưởng di chuyển ga Hàng Cỏ về Hà Đông là lạc quan tếu ảnh hưởng bởi men say chiến thắng thắng cuộc chiến chống Mỹ thống nhất đất nước. Đại ý: Việt Nam sau chiến tranh như một người bệnh ốm thập tử nhất sinh cần phải cho ăn cháo loãng để hồi phục dần dần tuyệt đối không thể nôn nóng nhồi nhét cho ăn hương hào hải vị bởi sẽ tắc tử vì người bênh đáng quá yếu không thể tiêu hóa nổi. Trong khi bán kính quy hoạch Hà Nội lúc này đáng chỉ được đo bằng tỉ lệ là xe đạp thì việc chúng ta lại đòi lập tức đo bằng tỉ lệ ôtô khi đòi dời ga Hàng cỏ lên Hà Đông là không hiện thực!?
Ga Hà Nội. Ảnh: Infornet |
Và tôi cũng vô cùng ngạc nhiên sau khi hỏi mới được biết vị kiến trúc sư quy hoạch nọ đòi nghiên cứu triển khai xây dựng hệ thống tàu điện ngầm cho Hà Nội chưa hề làm việc ở một văn phòng thiết kế tàu điện ngầm nào trên thế giới và thậm chí còn không biết suất đầu tư cho 1 km tàu điện ngầm là bao nhiêu tiền?
Quay lại đề xuất di chuyển ga Hà Nội ra khỏi nội đô mới đây. Các vị đề xuất và ủng hộ ý kiến này có tự hỏi vì sao trước giải phóng Thủ đô 1955 và trước 1975 không có bất kỳ ai trong lãnh đạo Hà Nội và Trung ương từng phát biểu ga Hà Nội gây ách tắc giao thông. Chắc các vị cùng biết ở tất cả các nước công nghiệp phát triển ga xe lửa đều nằm ở nội đô.
Lê Nin từng hết sức coi trọng đường sắt vì nó tiêu biểu cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật của một đất nước nên ông đã nêu rõ: “Chủ nghĩa Cộng sản là chính quyền Xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc, cộng với đường sắt nước Phổ, cộng với phương pháp quản lý Taylor”.
Đường sắt nước Phổ chính là đường sắt nước Đức trước 1900 và đường sắt của nước Đức hiện nay được coi là nước có hệ thống đường sắt tốt nhất thế giới trải rộng khắp cả nước từ thành phố bao gồm nội thị đến cả làng quê hẻo lánh và tất nhiên ga tàu hỏa chính luôn nằm ở nội thị như ga trung tâm cực lớn và hiện đại nằm ngay giữa Thủ đô Berlin mỗi ngày vận chuyển tới 300.000 hành khách.
Vấn nạn ách tắc giao thông trầm trọng hiện nay ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hoàn toàn không vì nhà ga tàu hỏa nằm ở nội đô mà là do sự yếu kém nghiêm trọng về quy hoach đô thị ,quy hoạch giao thông đô thị và quản lý đô thị của chính quyền ở hai thành quan trọng này sau 1975.
Thay vì định hướng ưu tiên phát triển đường sắt trong giao thông gần ( Nahverkehr- Tiếng Đức. Short Distance Travel-Tiếng Anh) bởi tính ưu việt về khả năng vận chuyển rất lớn của nó kết nối giao thông các đô thị vệ tinh và các vùng phụ cận với giao thông công cộng nội thị thì hai thành phố này đã ưu tiên phát triển giao thông đường bộ trong khi không thể kiểm soát nổi gia tăng phương tiện giao thông cá nhân cùng với quy hoạch đô thị manh mún theo kiểu “mì ăn liền” cố ăn bám vào hệ thống đường sá có sẵn của 2 thành phố này được xây dựng trước 1955 và 1975 vốn chỉ dành cho một thành phố có dân số chỉ bằng khoảng một phần mười so với số dân số hiện tại ở hai thàng phố này thì đương nhiên hai thành phố hiện được coi là siêu đô thị này - Megacity - phải gánh chịu hậu quả ùn tắc giao thông tệ hại của nó.
Di chuyển ga Hà Nội ra khỏi nội thị thì giảm được ách tác giao thông? Thưa không. Bởi đơn giản ở ngay mảnh đất vàng này lập tức mọc lên đủ cao ốc năm bảy chục tầng. Dư dân ở đây sẽ tăng vọt hàng chục nghìn người và hàng chục nghìn người này phải sống, phải đi lại bằng hàng chục ngàn xe máy, xe ô tô… và số lượng đông đúc đó chắc chắn sẽ lại góp phần tích cực vào vấn nạn ách tắc giao thông.
KTS Lý Trực Dũng
Ga Hà Nội, bài toán khó của sự thách thức
Không phải ngẫu nhiên mà “Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, tỷ lệ 1/2000” vừa được UBND thành phố Hà Nội đề nghị một số bộ, ngành đóng góp ý kiến nhận được sự phản ứng của dư luận.
Làm gì với ‘đất vàng’ trụ sở bộ ngành sau di dời?
Bộ Tài chính sẽ là đầu mối thay mặt Chính phủ nắm giữ rồi tiến hành đấu giá công khai một số trụ sở có giá trị đất cao.
Dời ga Hà Nội: Băn khoăn chuyện quản lý “đất vàng”
Vấn đề đáng quan tâm đằng sau câu chuyện di dời ga Hà Nội là cách chúng ta quản trị tài sản và đất công ra sao ở những chỗ “tranh tối tranh sáng”.