- "Tôi đã phải rời đất nước vì những mục tiêu của cuộc đời mình. Trong cuộc hành trình khắp toàn cầu, tôi đã sống ở 40 quốc gia và nói một số thứ tiếng".

Trong phần tiếp theo, GS Carlos Alberto Torres chia sẻ những quan sát của mình về câu chuyện di cư chất xám và ý niệm về công dân toàn cầu


"Cuộc tranh luận quan trọng" 

Nhà báo Ngân Phương: Trên truyền thông của VN trong những ngày vừa qua đang đề cập đến một chủ đề rất nóng về các du học sinh VN, rằng họ nên về hay ở sau khi hoàn thành học tập ở nước ngoài. Một số người cho rằng, họ nên quay về VN để đóng góp cho đất nước của chúng tôi, trong khi những người khác lại quả quyết việc ở lại nước bạn vì điều kiện sống tốt hơn cũng như những cơ hội để nghiên cứu sâu hơn và phát triển sự nghiệp riêng. Ông nghĩ gì về điều này và liệu nó có liên quan đến ý niệm về GDCDTC hay không?

GS Carlos Alberto Torres: Những người rời đất nước họ và đi đây đi đó nhiều đều phải trải qua những gì tôi đã từng.

Tôi đã phải rời Argentina vì những mục tiêu của cuộc đời mình. Trong cuộc hành trình khắp toàn cầu, tôi đã sống ở 40 quốc gia và nói một số thứ tiếng.

Vì vậy, từ kinh nghiệm của bản thân, việc tiếp cận với một nền văn hóa khác biệt cho bạn nhận thức phong phú về bản thân, thông qua việc tạo nét khác biệt trong cuộc đời bạn ở một nơi nhất định nào đó, bạn hiểu rõ nó hơn. Đó là điều thú vị khi bạn rời đất nước ra đi.

Liệu bạn có nên trở về? Ồ, ở đây có một câu chuyện phức tạp.

 Trước tiên, hiệu trưởng của tôi, tiến sĩ Marcelo Suárez-Orozco từng viết rằng, việc di cư của tôi là vì sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.

Nếu bạn thực sự xem xét lịch sử của nhân loại, bạn sẽ nhìn thấy mọi người di cư rất nhiều. Điều này không có gì mới và không riêng có ở VN. Nó là một phần của lịch sử.

Thứ hai là, khi mọi người nhập cư, họ có bao giờ hồi hương? Có một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. 

{keywords}
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe những trải nghiệm thực sự: Đối với những người nổi tiếng có học vấn cao, mọi người có thể lập luận rằng, khi công trình, trải nghiệm hoặc cuốn sách của họ được hoàn thiện nhân danh đất nước, họ nên trở về và phải trả nợ.

Ở một số quốc gia, nếu bạn ra đi với học bổng, bạn sẽ phải về nước và làm việc trong nhiều năm để trả nợ học bổng. Điều đó là đúng đắn.

Song, cùng lúc đó, mọi người tự tìm kiếm vận may của mình và có quyết định khác biệt của riêng mình. Vậy, không có một câu trả lời rõ ràng nào cho câu hỏi này và mang tính phổ quát.

Cái bạn có ở đây là như sau: Hãy nhìn vào việc tạo ra Thung lũng silicon ở Mỹ.

Ai là những người đã đặt nền móng cho nó, sáng tạo nên Thung lũng silicon cùng với những công nghệ tuyệt vời mà chúng ta đang sử dụng ngày nay?

Ồ, rất nhiều trong số họ là các kỹ sư đến từ Pháp, một lực lượng đông đảo là các học giả công nghệ người Ấn Độ, đến từ Ấn Độ, người Hoa đến từ Trung Quốc. Điều xảy ra khi Ấn Độ và TQ bắt đầu mở cửa, nhiều người trong số họ đã hồi hương và một số người đã nói đến ý tưởng về các nước BRICS (các nền kinh tế mới nổi - PV). Vậy, điều này có tốt cho Ấn Độ và TQ? Tất nhiên là có. Điều đó cũng tốt cho Pháp, rất nhiều người Pháp đã quay trở về.

Tuy nhiên, vấn đề này không được bàn thảo đến nhiều trong các lĩnh vực khái quát, mà chỉ được đề cập đến trên khía cạnh lịch sử.

Mọi người có quyền quyết định về khoảng thời gian họ trải qua bên ngoài đất nước của họ.

{keywords}

Khi bạn có con và những đứa con lớn lên ở nơi không phải là quê hương bản quán, dù cũng nói thứ tiếng mẹ đẻ nhưng chúng có thể không có những sợi dây liên kết với quê hương bản quán như bạn.

Những người nhập cư có thể nói cho bạn rõ về điều đó.

Những người nhập cư luôn thuộc về đất nước mà họ đã ra đi và luôn có cảm giác là họ sẽ không bao giờ hoàn toàn thuộc về đất nước mà họ mới đến.

Nó giống như sống một cuộc đời với 2 tư cách khác nhau. Và áp lực này liên tục, không ngừng.

Bạn sẽ không ngạc nhiên khi phát hiện một vị giáo sư Đài Loan vô cùng xuất sắc, từng là một đồng nghiệp của tôi, hiện đã trở về và đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của trường đại học danh giá nhất Đài Loan.

Ông ấy hồi hương khi đang là một kỹ sư, đã tạo dựng được một doanh nghiệp, rất giàu có, hạnh phúc và là một giáo sư danh tiếng.

Khi nhận được lời mời, ông ấy đã không thể khước từ. Ông ấy đã quyết định trở về làm quản lý tại ngôi trường đại học quan trọng nhất Đài Loan, ứng dụng mọi kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được.

Ví dụ biện chứng về sự trở về như thế này rất phổ biến.

Và ngay đối với cả những người không thực sự hồi hương sau khi rời VN lâu dài, khi trở về, họ cũng đã có đóng góp quan trọng. Bạn có biết tại sao không? Vì họ đang sống trong một hệ thống xã hội và họ trở về cùng với rất nhiều mối quan hệ ở đây và những nơi khác.

Vì vậy, đây là một cuộc tranh luận quan trọng, nhưng hãy nhìn vào lịch sử của sự nhập cư, đặc biệt là lịch sử của sự chảy máu chất xám.

Những gì còn vướng mắc ở đây là các câu hỏi sau: Khi một tài năng ra đi, liệu đó có phải là sự chảy máu chất xám? Khi một tài năng ra đi, liệu có bao giờ họ quay trở lại?

Chúng cần là một phần của cuộc tranh luận. Tôi có cảm giác là, việc tranh luận về vấn đề này rất tốt vì nó đồng nghĩa, mọi thứ đang diễn ra. Mọi người đang tiến lên phía trước và có những tranh cãi. Khi giải quyết được những tranh cãi này, mọi người sẽ biết được những gì tốt hơn cho VN.

Kiểu công dân toàn cầu nổi bật nhất

Ông có cho rằng GDCDTC sẽ có thể giúp trả lời câu hỏi nói trên hoặc giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn khi đề cập tới vấn đề này?

 Chắc chắn như vậy! Vì khi các bạn bắt đầu xem xét không chỉ các cá nhân nhập cư mà cả sự đóng góp của mọi người trong việc tạo dựng tri thức toàn cầu, công nghệ toàn cầu, nền kinh doanh toàn cầu, các bạn đang đề cập đến một dạng cá nhân khác – công dân toàn cầu.

Có rất nhiều kiểu công dân toàn cầu, tôi sẽ lấy ví dụ cho các bạn thấy.

Tôi là một trong số họ. Tôi đi giảng bài khắp nơi trên thế giới. Tôi xuất hiện cả trên các tờ báo và ở những nơi tôi chưa từng sống. Những người được biết đến trên toàn cầu như chúng tôi giữ một số trọng trách.

Còn có một kiểu công dân toàn cầu khác là các nam, nữ doanh nhân hay đi đây đi đó, vượt qua biên giới các nước khác nhau để ký kết hợp đồng. Họ là nhóm người rất đông đảo.

Tôi sẽ cho các bạn thêm ví dụ. Về câu hỏi về thị trường chung, mọi người đã tập hợp lại và ủng hộ sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU) trong suốt 60 năm qua. Trong số đó, có cả những người Bồ Đào Nha, nhưng có thể đang sống ở Brazil hay những người đang sinh sống ở nước ngoài, ở các xã hội thuộc Liên Xô cũ, nhưng họ đã tổ chức hội nghị và bày tỏ ý kiến cá nhân ủng hộ việc thành lập thị trường chung.

{keywords}
Mô tả

Và cuối cùng, kiểu công dân toàn cầu nổi bật nhất trong tất cả là những người đang đấu tranh bảo vệ môi trường.

Họ là những nhà hoạt động vì môi trường, những người dám xông pha vào những chỗ nguy hiểm để đấu tranh vì môi trường. Họ có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Một vài trong số họ là những ngôi sao trong lĩnh vực giải trí và họ giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Trên đây tôi đã đưa ra các ví dụ về 4 kiểu công dân toàn cầu, vô cùng thiết yếu và chúng ta cần nhiều người giống như họ hơn nữa.

Khi công dân toàn cầu trở thành phổ biến, thì theo ông, bản sắc của mỗi cá nhân còn giá trị gì không?

Ồ, bạn đã đề cập tới đặc tính quốc gia và tôi đã nhất trí với bạn. Các đặc điểm tính cách cá nhân tạo ra sự khác biệt. Những người kín đáo có thể thành trung tâm trong một số cuộc đối thoại, những người cởi mở cũng có thể như vậy.

Thực sự là bạn cần phải phát huy tối đa những gì bạn có trong việc phát triển vai trò công dân toàn cầu.

Chắc chắn là những gì phía trước chúng ta bao gồm cả thách thức và mỗi cá nhân nên đối diện với thách thức bằng sự lạc quan và kế hoạch không tưởng.

Bạn có biết "xã hội viễn tưởng (utopia) là gì không? Utopias đồng nghĩa với sự tráng lệ trong tiếng Latin.

Nó đồng nghĩa với bạn có giấc mơ, và giấc mơ này có thể không phải cho ngày hôm nay mà dành cho ngày mai.

Chúng ta thực hiện kế hoạch không tưởng khi có ý tưởng bắt đầu một cuộc dạo bộ. Bạn có thể tiến lên trước một bước và thay đổi hướng lùi lại sau một bước. Bạn lại có một bước nữa và điều chỉnh hướng lùi lại sau một bước. Vậy kế hoạch không tưởng để làm gì? Để khiến bạn bước đi. Và GDCDTC vừa liên quan đến thực tế, vừa gắn với kế hoạch không tưởng.

Ông có điều gì còn muốn chia sẻ thêm về GDCDTC đối với các độc giả VN?

 Trước tiên tôi muốn nói lời cảm ơn đến các bạn về cơ hội được thảo luận về chủ đề quan trọng này.

Tôi nghĩ, các lãnh đạo của VN (tôi không phải là chuyên gia nghiên cứu VN, về văn hóa, ngôn ngữ hay kinh tế, nên tôi sẽ đưa ra các bình luận sơ bộ thôi) đã đưa VN đang tiến lên con đường thịnh vượng và bước phát triển mà các công dân của mình chắc chắn đóng góp vào quá trình GDCDTC.

VN đã cho thấy tính nhân văn với những ví dụ rất lớn lao mà tôi đã nêu trên.

Và VN đã khẳng định là một người tham gia quan trọng vào các hệ thống của thế giới, đặc biệt khi hiện giờ tái tiếp cận gần hơn với nước Mỹ, thậm chí còn hơn trước kia, bỏ lại phía sau quá khứ chiến tranh và cùng hướng tới tương lai hòa bình. Tất cả những điều đó khiến VN tiếp tục trở thành một đất nước rất đặc biệt.

Cảm ơn giáo sư Torres và cảm ơn vì mô hình xã hội không tưởng. Cảm ơn ông đã tham gia chương trình của chúng tôi.

Ông biết đấy, cách đây nhiều năm Hà Nội, thủ đô của Việt Nam đã được nhận giải thưởng “Thành phố vì hòa bình”. Hình ảnh con người Việt Nam hiền hòa, hiếu khách từng ghi dấu ấn tích cực với bạn bè quốc tế. Ngược dòng lịch sử, Việt Nam có truyền thống chấp nhận dung hòa sự khác biệt, chẳng hạn như hiện tượng "tam giáo đồng nguyên". Theo ông, đây có phải là nét riêng mà Việt Nam có thể đóng góp để tạo nên giá trị chung của "công dân toàn cầu"?

 Chắc chắn! Các nét đặc trưng tính quốc gia được kỳ vọng sẽ giữ một vai trò chính yếu.

Các đặc tính quốc gia là cánh tay mở, có khả năng tạo ra phương tiện để kết nối và thông tin liên lạc, vốn đẩy mạnh khả năng GDCDTC ở cấp độ thấp.

Và hơn thế nữa, nó có thể trở thành biểu hiện của một dạng thái độ mà mọi người kỳ vọng được trưng ra để chào đón ai đó khác biệt với chúng ta.

Tôi đánh giá cao các đặc tính quốc gia của VN và trong chuyến thăm đầu tiên tới VN tôi đã được trải nghiệm sự hiếu khách hơn cả kỳ vọng.

  • Thực hiện: Hạ Anh - Ngân Phương - Thanh Bình
  • Clip: Xuân Qúy - Huy Phúc - Đức Yên
  • Ảnh: Lê Anh Dũng